Thứ ba, 07/05/2024 07:12 (GMT+7)

Tại sao không nên cho con ngủ chung với bố mẹ?

MTĐT -  Thứ tư, 08/09/2021 10:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Những tác hại với cả bố mẹ và con cái khi ngủ chung giường được các nhà nghiên cứu tiến hành thử nghiệm và cho kết quả cụ thể.

Có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc con có nên ngủ chung giường với bố mẹ hay không. Tại Việt Nam, tỉ lệ con ngủ cùng bố mẹ khá cao so với các nước phương Tây và Nhật Bản. Nhiều bố mẹ cho rằng việc con cái ngủ cùng sẽ là chất xúc tác tuyệt vời gắn kết bền vững giữa các thành viên trong gia đình.

Ngoài ra còn có rất nhiều lý do khiến cha mẹ để con cái ngủ chung với mình dù trẻ đã bước vào lớp 1 chẳng hạn như trẻ sợ tiếng động lạ, bị ác mộng... và rất nhiều lý do khác khiến cha mẹ chần chừ không muốn cho con ngủ riêng. Tuy nhiên, việc cho trẻ ngủ chung tưởng tốt hóa ra lại hại cả mẹ lẫn con.

tm-img-alt

Ngủ chung với cha mẹ có thể ảnh hưởng xấu tới trẻ

Các nhà khoa học từ Đại học Liên bang de Pelotas (Brazil) đã tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của việc ngủ chung đối với sức khỏe tâm thần của một đứa trẻ. Các nhà nghiên cứu đã khảo sát hơn 3500 trẻ em tại đất nước Brazil, kết quả được chia thành 4 nhóm như sau:

- Trẻ ngủ riêng (44,4%).

- Trẻ ngủ chung nhưng chỉ khi còn nhỏ (36,2%).

- Trẻ ngủ chung đến khi lớn hơn (12,0%).

- Trẻ luôn ngủ chung với bố mẹ (7,4%).

Nghiên cứu này có tính đến việc một số trẻ em ở chung phòng với cha mẹ vì lý do kinh tế xã hội hoặc vì niềm tin văn hóa, nghiên cứu cho thấy ngủ chung là một thói quen phổ biến ở những đứa trẻ tham gia nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng việc ngủ chung với cha mẹ thực sự làm tổn thương, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần của trẻ. Nghiên cứu này cho thấy nhóm trẻ ngủ chung với cha mẹ được phát hiện có khả năng mắc chứng rối loạn tâm thần cao hơn, nội tâm hóa các vấn đề phức tạp hơn khi so sánh với những nhóm trẻ còn lại. Bên cạnh đó, cơ hội phát triển chứng rối loạn tâm thần thực sự giảm xuống với những đứa trẻ ít ngủ chung với bố mẹ mình.

Ngược lại, việc cho trẻ ngủ riêng mang lại nhiều lợi ích tới sức khỏe và hình thành những thói quen tốt cho trẻ như: 

  • Giảm nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh: Một nghiên cứu tại Anh cho thấy, những ca đột tử ở trẻ sơ sinh có tới hơn 1 nửa trong số đó là do bị mẹ đè lên gây ngạt thở. Hơn nữa nệm giường của người lớn có thể không an toàn với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cần nệm giường chắc chắn do trẻ có thể bị mắc kẹt ở một số nếp gấp nệm.
  • Trẻ dễ dàng ngủ hơn: Khi ngủ chung với cha mẹ, trẻ có thể tự hình thành một số thói quen không tốt như đòi ăn lúc nửa đêm, quấy khóc nhiều và do đó trẻ khó vào giấc ngủ hơn, khó tự ngủ lại nếu tỉnh dậy vào ban đêm. Trẻ ngủ cùng bố mẹ bị ảnh hưởng bởi những tranh cãi của bố mẹ hay thói quen ngủ muộn của bố mẹ sẽ ảnh hưởng tới con. Nếu trẻ tự ngủ trẻ hình thành những thói quen tốt giúp trẻ tự ru mình vào giấc ngủ hơn, ngủ sâu giấc và ngủ đúng giờ sẽ giúp trẻ hình thành đồng hồ sinh học ngay từ khi còn nhỏ.
  • Cho trẻ ngủ riêng giúp trẻ tăng tính tự lập khi còn nhỏ, trẻ tự tin hơn, không dựa dẫm quá nhiều vào cha mẹ để có thể ngủ được.

Ngủ chung có thể tác động xấu tới bố mẹ

Trong một nghiên cứu khác từ Trường Y và Trường Điều dưỡng thuộc Đại học Maryland (Mỹ), các nhà nghiên cứu đã xem xét gần 300 bà mẹ có thu nhập thấp và con cái của họ ở Baltimore, Mỹ.

tm-img-alt
Các bà mẹ ngủ chung giường với con phải mất 1 tiếng mới có thể đi ngủ và dễ bị căng thẳng, trầm cảm, lo lắng và khó ngủ hơn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các bà mẹ ngủ chung giường với con phải mất 1 tiếng mới có thể đi ngủ và dễ bị căng thẳng, trầm cảm, lo lắng và khó ngủ hơn. Ngược lại những bà mẹ ngủ riêng với con không bị mất ngủ và ít hoặc không gặp phải triệu chứng trầm cảm. Cuối cùng, mất ngủ chính là điều gây ảnh hưởng nhất tới cha mẹ khi ngủ chung với con. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng tuyên bố rằng, để trẻ ngủ độc lập sẽ giúp trẻ học cách tự làm dịu và phát triển các kiểu ngủ lành mạnh.

Ngoài ra, bố mẹ sẽ có đời sống riêng, có không gian thể hiện tình cảm cá nhân duy trì hạnh phúc gia đình.

Khi nào nên cho trẻ ngủ riêng?

Việc chọn thời điểm cho trẻ ngủ riêng cũng tùy thuộc vào từng trẻ, có thể bắt đầu sớm nếu trẻ hợp tác. Theo nghiên cứu thì không nên cho trẻ ngủ riêng quá muộn là sau 3 tuổi vì thời điểm này trẻ đã có khả năng phân biệt được giới tình. Ở Việt Nam, việc cho trẻ ngủ riêng còn gặp phải nhiều phản đối, nên đối với môi trường ở Việt Nam thì việc tách trẻ ngủ riêng có thể làm trẻ lo lắng, sợ hãi nhưng bố mẹ nên thuyết phục và trấn an con để con có thể tự ngủ riêng khi trẻ được từ 4-6 tuổi.

Thời gian cho trẻ ngủ riêng sớm nhất là có thể bắt đầu từ khi trẻ được từ 4-6 tuần tuổi, lúc này cha mẹ có thể để con ngủ riêng trong nôi, nhưng phải đảm bảo theo dõi và kiểm soát để cho con được sự an toàn nhất có thể.

PV (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tại sao không nên cho con ngủ chung với bố mẹ?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới