Thứ sáu, 26/04/2024 12:54 (GMT+7)

Thanh Hóa: Chủ tịch nước dự Lễ khởi công Dự án khu lưu niệm đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc

Duy Thịnh -  Thứ hai, 29/08/2022 09:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 28/8 , Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khởi công Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sỹ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc; Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận TP Sầm Sơn, (Thanh Hóa) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Dự Lễ có , Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam - Nguyễn Xuân Phúc; ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao; đồng chí Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.

Về phía tỉnh Thanh Hóa có: Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh.

tm-img-alt

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (TP Thanh Hóa).

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết: Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 4 lần thăm Thanh Hóa.

Trong lần đầu tiên khi Bác về thăm vào ngày 20/2/1947, Bác đã gửi gắm niềm tin và sự kỳ vọng lớn lao đối với tỉnh Thanh Hóa: “Tỉnh Thanh Hóa phải trở thành một tỉnh kiểu mẫu, thì làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là kiểu mẫu. Làm một người kiểu mẫu, một huyện kiểu mẫu, một tỉnh kiểu mẫu. Quyết tâm làm thì sẽ thành tỉnh kiểu mẫu”.

Thực hiện lời căn dặn của Bác, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, quân và dân trong tỉnh đã nêu cao tinh thần đoàn kết, thực hiện cao nhất nhiệm vụ xây dựng hậu phương, vừa phục vụ chiến đấu và tham gia chiến đấu; đồng thời, đóng góp cao nhất sức người, sức của, góp phần cùng cả nước làm nên những chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Đặc biệt, ngay sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết (năm 1954), Thanh Hóa vinh dự được Trung ương Đảng, Bác Hồ lựa chọn làm nơi đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sỹ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc với một niềm tin tưởng tuyệt đối đối với Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

tm-img-alt
Các đại biểu thăm mô hình Tượng đài con tàu tập kết thuộc Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc.

Tiếp đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn thông tin về công trình dự án Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc: Năm 2014, nhân kỷ niệm 60 năm ngày đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc, thể theo nguyện vọng của các cựu cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam, tỉnh Thanh Hóa đã thống nhất giao cho TP Sầm Sơn bố trí quỹ đất để xây dựng công trình.

Sau một thời gian chuẩn bị, Dự án đã HĐND tỉnh Thanh Hóa quyết nghị thông qua năm 2020. UBND TP Sầm Sơn được giao làm chủ đầu tư. Dự án có với tổng mức đầu tư khoảng 255 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh bảo đảm cho công tác giải phóng mặt bằng và đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật; phần kinh phí xây dựng toàn bộ tượng đài do Hội cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc huy động từ các nguồn hợp pháp khác. Thời gian thực hiện và hoàn thành công trình là 270 ngày.

"Đây là công trình có ý nghĩa to lớn về giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ, là địa chỉ đỏ đối với cả nước nói chung, đồng bào, cán bộ, chiến sĩ miền Nam và nhân dân Thanh Hóa nói riêng. Hai sự kiện ngày hôm nay sẽ là dấu ấn quan trọng, tạo động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội của TP Sầm Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung ngày một phát triển như sự kỳ vọng của Trung ương Đảng và sự mong muốn của Bác Hồ khi Người lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa". Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự đồng tâm, đồng thuận, đồng lòng, đồng hành của Nhân dân, bộ mặt nông thôn đã có nhiều đổi thay căn bản, tạo nên một diện mạo mới đầy sức sống cả về vật chất lẫn đời sống tinh thần.

Công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn được tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, giá trị sản phẩm trên một héc ta đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt từ 61 triệu đồng năm 2010 lên 150 triệu đồng năm 2020; tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân thời kỳ 2010-2020 đạt 20,8%; tổng giá trị sản xuất tăng từ 190 tỷ đồng năm 2010 lên 2.930 tỷ đồng năm 2020. Dịch vụ - Thương mại phát triển mạnh cả về quy mô và loại hình; chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng lên, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của thành phốTốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân thời kỳ 2010-2020 đạt 14,8%. Tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ từ 1.100 tỷ đồng năm 2010, lên 6.161 tỷ đồng năm 2020. Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người toàn thành phố đạt 53,36 triệu đồng/năm (gấp 2,5 lần năm 2010).

Với sự nỗ lực, của nhiều thế hệ lãnh đạo, của cán bộ và người dân Sầm Sơn, ngày 23/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 636/QĐ-TTg về công nhận thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; góp phần đưa Thanh Hóa trở thành một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về tỷ lệ số huyện, số xã đạt chuẩn nông thôn mới,  ông Đỗ Minh Tuấn nhấn mạnh.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Thanh Hóa cũng là hậu phương đón đồng bào, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc nhiều nhất cả nước, góp công lớn trong việc nuôi dưỡng, đào tạo rất nhiều cán bộ, chiến sĩ quay trở lại chiến trường miền Nam chiến đấu và xây dựng quê hương. Cách đây 68 năm, thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, hàng chục vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào từ miền Nam đã tập kết ra miền Bắc.

tm-img-alt
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân phát biểu tại buổi lễ.

Đây là quyết sách đúng đắn, kịp thời, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng, của Bác Hồ đối với việc chuẩn bị đội ngũ cán bộ phục vụ cho công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, đặc biệt là việc xây dựng lại miền Nam khi nước nhà thống nhất. Ngày 25/9/1954, chuyển tàu đầu tiên chở đồng bào, đồng chí miền Nam tập kết ra Bắc đã được chào đón trong niềm hân hoan, thắm đượm tình cảm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

Trong những năm tháng sống tại Thanh Hóa, hàng ngàn cán bộ, chiến sỹ miền Nam đã sát cánh cùng quân dân Thanh Hóa, góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ và tiến vào miền Nam giải phóng quê hương; hàng trăm trẻ em gốc người miền Nam được sinh ra, nuôi dưỡng và lớn lên trong tình yêu thương, đùm bọc của con người xứ Thanh và luôn hướng về quê nhà. Ghi chú: Thanh Hóa đã lập 12 trạm đón tiếp, xây dựng hơn 1.000 gian nhà làm nơi ở, làm trạm xá, bệnh viện; nhân dân đóng góp hàng ngàn con trâu, bò, lợn; hàng vạn con gà, vịt, hàng chục vạn bộ quần áo, chăn, màn để đón tiếp, chăm sóc cho cán bộ, đồng bào và học sinh miền Nam. Từ ngày 15/10/1954 đến ngày 01/5/1955, Thanh Hóa đã đón 07 đợt với tổng số 1.869 thương, bệnh binh, 47.346 cán bộ, 5.922 học sinh và 1.443 gia đình cán bộ miền Nam tập kết; trong đó, đã nhận 406 gia đình cán bộ, chiến sĩ dễ nuôi dưỡng và làm việc tại các nông trường của tỉnh.

Có thể nói những tình cảm, trách nhiệm và sự chăm lo, giúp đỡ của nhân dân miền Bắc nói chung, nhân dân Thanh Hóa nói riêng đối với các cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và các thế hệ học sinh miền Nam tập kết ra Bắc là vô cùng to lớn...

Đồng thời, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng, biểu dương những thành tựu to lớn, tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa đạt được trong những năm qua; chúc mừng thành phố Sầm Sơn đã hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

tm-img-alt
Ông Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình Mục tiêu Quốc gia tỉnh Thanh Hóa tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước.

Trong chuyến công tác lần này cũng trong buổi sáng cùng ngày Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao; Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ; Lê Khánh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương đã dâng hương tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (TP Thanh Hóa); thăm các gia đình chính sách nhân kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hóa: Chủ tịch nước dự Lễ khởi công Dự án khu lưu niệm đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.