Chủ nhật, 05/05/2024 08:12 (GMT+7)

Thanh Hóa: Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC bị phạt hơn 400 triệu đồng về môi trường

PV -  Thứ tư, 04/10/2023 10:59 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 17/8, Bộ Tài nguyên &Môi trường đã ban hành Quyết định về việc xử phạt Cty CP Tập đoàn FLC do xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; báo cáo không đúng, không đầy đủ, không gửi báo cáo công tác BVMT tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cụ thể, tại Quyết định số 76/QĐ-XPHC ngày 17/8/2023, của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 29, Tòa nhà Bamboo Airways, số 265 đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội; Địa điểm hoạt động: Đường Hồ Xuân Hương, phường Quảng Cư, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa; Người đại diện: Lê Tiến Dũng, Tổng Giám đốc) số tiền 434.506.000 đồng đã thực hiện 5 hành vi vi phạm hành chính.

Một là, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC đã xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 03 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 400 m3/ngày (24 giờ), cụ thể: Kết quả đo đạc và phân tích 01 mẫu nước thải sau hệ thống xử lý nước thải công suất 1.000m3/ngày đêm trước khi thải ra ngoài môi trường, lấy ngày 18/7/2023, so sánh với QCVN 14:2008/BTNMT.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, cột B, K=1,0 có thông số NH4+ (tính theo N) = 22,8 mg/l, vượt 2,28 lần quy chuẩn kỹ thuật cho phép; lưu lượng xả thải 354m3/ngày đêm. Quy định tại điểm i khoản 3 Điều 18 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

tm-img-alt
hanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC

Với hành vi này, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC số tiền 270.000.000 đồng. Đồng thời, buộc công ty chi trả kinh phí trưng cầu phân tích mẫu môi trường đối với 01 mẫu nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường với số tiền là 4.752.723 đồng, quy định tại điểm b khoản 9 Điều 18 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP

Hai là, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC đã xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100m3/ngày (24 giờ) đến dưới 200m3/ngày (24 giờ), cụ thể: Kết quả đo đạc và phân tích 01 mẫu nước thải sau hệ thống xử lý nước thải công suất 2.500m3/ngày đêm trước khi thải ra ngoài môi trường, lấy ngày 18/7/2023, so sánh với QCVN 14:2008/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, cột B, K=1,0 có thông số NH4+(tính theo N) = 11,3 mg/l, vượt 1,13 lần quy chuẩn kỹ thuật cho phép; lưu lượng xả thải 128m3/ngày đêm. Quy định tại điểm h khoản 2 Điều 18 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP.

Với hành vi này, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC số tiền là 110.000.000 đồng. Đồng thời buộc công ty chi trả kinh phí trưng cầu phân tích mẫu môi trường đối với 01 mẫu nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường với số tiền là 4.753.000 đồng. quy định tại điểm b khoản 9 Điều 18 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP.

Ba là, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC báo cáo không đúng, không đầy đủ hoặc không gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định (năm 2021, Công ty lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường nhưng không đúng về tình hình phát sinh, chuyển giao, lưu giữ chất thải nguy hại và không gửi báo cáo tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định). Quy định tại Khoản 1 Điều 43 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP

Với hành vi này, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC số tiền 15.000.000 đồng.

Bốn là, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC báo cáo không đúng, không đầy đủ hoặc không gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định (Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2022 không đầy đủ về các loại chất thải nguy hại phát sinh (thiếu ắc quy thải), số liệu báo cáo kỳ trước không phù hợp với số liệu trong báo cáo năm 2021 và không gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định). Quy định tại Khoản 1 Điều 43 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP

Với hành vi này, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC số tiền là 15.000.000 đồng.

Năm là, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc lưu giữ chất thải nguy hại trong trường hợp lưu giữ quá 01 năm kể từ thời điểm phát sinh mà chưa tìm được cơ sở xử lý chất thải nguy hại phù hợp, chưa có phương án vận chuyển, xử lý khả thi (cụ thể: từ năm 2020 đến nay, Công ty phát sinh 2.200kg bình acquy thải nhưng không báo cáo và không được chấp thuận về việc lưu giữ, không chuyển giao cho đơn vị có chức năng). Quy định tại khoản 1 Điều 29 của Nghị định số 45/2022/NĐ-CP.

Với hành vi này, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC số tiền là 15.000.000 đồng.

Với những hành vi vi phạm trên tổng số tiền mà Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC phải nộp là 434.506.000 đồng.

Giao cho ông Lê Tiến Dũng là đại diện cho tổ chức vi phạm có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành. Công ty phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt này.

Nếu quá thời hạn mà Công ty không tự nguyện chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật. a). Công ty phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội vào tài khoản số: 3949.0.1111593 của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt.

Sau khi chấp hành nộp tiền phạt, Công ty phải bản sao gửi chứng từ nộp phạt về Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, địa chỉ: Số 10 Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hóa: Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC bị phạt hơn 400 triệu đồng về môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khu công nghiệp trước sức ép "nâng tầm"
Việc chuyển đổi dần từ khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái không chỉ khắc phục được những hạn chế về môi trường, mà còn gia tăng chuỗi giá trị và thu hút được dòng vốn đầu tư bền vững.