Thứ hai, 29/04/2024 10:52 (GMT+7)

Thiếu nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Châu Á

Hải Thanh -  Thứ năm, 15/06/2023 09:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tại Tuần lễ Sinh thái ở Singapore hôm 13/6, ông Arunabha Ghosh - CEO của Hội đồng Năng lượng, Môi trường và Nước (CEEW) cho biết, châu Á là một trung tâm công nghiệp đang có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất nên đòi hỏi một nguồn nước dồi dào.

Tuy nhiên tình trạng biến đổi khí hậu đang làm nguồn nước trở nên khan hiếm trên phạm vi toàn cầu. Các chuyên gia ước tính, nhu cầu nước ngọt toàn cầu dự kiến sẽ vượt xa nguồn cung từ 40 - 50% vào năm 2030.

Riêng đối với khu vực Châu Á, không chỉ nông nghiệp hay những ngành công nghiệp truyền thống như sản xuất thép, mà ngay cả ngành mới hơn tại đây như sản xuất chip bán dẫn và quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch cũng đều sẽ cần rất nhiều nước.

Ấn Độ trở thành quốc gia thiếu nước nhất hành tinh hiện nay
Ấn Độ trở thành quốc gia thiếu nước nhất hành tinh hiện nay. Ảnh: ITN

Ấn Độ, quốc gia có dân số đông nhất thế giới, sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất do tình trạng khan hiếm nước. Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, mặc dù chiếm 18% dân số thế giới, nhưng nước này chỉ có đủ nguồn nước cho 4% dân số. Điều này khiến Ấn Độ trở thành quốc gia thiếu nước nhất hành tinh hiện nay.

Trung Quốc cũng đang đối mặt với tình trạng khan hiếm nước. Viện Nghiên cứu Lowy cho biết, khoảng 80 - 90% nước ngầm của Trung Quốc không phù hợp để khai thác. Khoảng 50% nước sông ở Trung Quốc cũng không thích hợp để uống và một nửa trong số đó cũng không an toàn cho nông nghiệp.

Ngoài châu Á, các quốc gia thuộc Châu Âu cũng bị cảnh báo bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nước, khi các nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm do tình trạng khẩn cấp về khí hậu.

Bạn đang đọc bài viết Thiếu nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Châu Á. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.