Thứ sáu, 26/04/2024 13:11 (GMT+7)

Siêu bão Fani đổ bộ Ấn Độ, hơn 1 triệu người phải sơ tán

MTĐT -  Thứ sáu, 03/05/2019 14:33 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sáng 3/5, siêu bão có tên quốc tế là Fani, một trong những trận bão lớn nhất xuất phát từ ngoài khơi Ấn Độ Dương trong những năm gần đây, đã đổ bộ vào khu vực miền Đông Ấn Độ.

Cơ quan Khí tượng Ấn Độ (IMD) cho biết bão đã đổ bộ vào lúc 8h00 sáng giờ địa phương (tức 9h30 giờ Hà Nội) với vận tốc gió lên tới 175-180km/h.

Trong khi đó, Lực lượng Ứng phó với thiên tai quốc gia Ấn Độ (NDRF) đã chia sẻ những hình ảnh cho thấy nhiều cây bật gốc ở ven biển thuộc bang Andhra Pradesh. NDRF đang nỗ lực di chuyển những cây đổ để đảm bảo không gây nguy cơ cho người dân khi gió mạnh thêm.

Do ảnh hưởng của cơn bão, giới chức nước này cho biết, có khoảng 1,2 triệu người sẽ được sơ tán khỏi các khu vực trũng thấp của 15 quận thuộc bang Odisha, phía Đông đất nước đến nơi trú ẩn, các trường học và các tòa nhà khác. Tính đến nay, số người sơ tán lên đến hơn 800.000 người.

“Chúng tôi đang tối đa hóa nỗ lực ở tất cả các cấp để sơ tán”, Ủy viên Cứu trợ Đặc biệt của bang Odisha, Bishnupada Sethi nói với Reuters.

Bão Fani dự báo đổ bộ vào bang Orissa. Ảnh: NDTV.

Cục Khí tượng Ấn Độ (IMD) cho biết Fani tạo ra sức gió mạnh tối đa từ 170-180 km mỗi giờ. Máy theo dõi độ nguy hiểm của bão nhiệt đới Tropical Storm Risk đánh giá Fani là cơn bão mạnh cấp 4, chỉ thấp hơn một cấp so với mức cao nhất.

“Lốc xoáy sẽ đổ bộ Ấn Độ trước chiều 3/5”, IMD cho biết thêm.

Hải quân đã triển khai 7 tàu chiến và có 6 máy bay và 7 máy bay trực thăng ở chế độ chờ cùng với thợ lặn, thuyền cao su, đội y tế và vật liệu cứu trợ.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thông báo chính phủ liên bang sẽ hỗ trợ hết sức nếu có thể.

Có khoảng 1,2 triệu người sẽ được sơ tán khỏi các khu vực trũng thấp của 15 quận thuộc bang Odisha. Ảnh: AFP/TTXVN.

Giới chức trách Ấn Độ cũng đã yêu cầu ngừng hoạt động tại các cảng Paradip, Dhamra và Visakhapatnam.

Ở Paradip, các cảnh quay trên truyền hình cho thấy người dân chất đống xe đạp, máy may và bình ga lên xe tải nhỏ và chuyển đến gần 900 nơi trú ẩn được cung cấp thực phẩm, nước và thuốc men.

Chính quyền bang Odisha đã huy động hàng trăm nhân viên quản lý thảm họa, đóng cửa các trường học và yêu cầu các bác sĩ và các quan chức y tế khác không được nghỉ phép cho đến ngày 15/5.

Mùa bão lốc xoáy Ấn Độ kéo dài từ tháng Tư tới tháng Mười hai hàng năm, khi nhiều cơn bão nhiệt đới "hoành hành" tại các thành phố ven biển, gây thiệt hai nghiêm trọng về người và của cho Ấn Độ và Bangladesh.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Siêu bão Fani đổ bộ Ấn Độ, hơn 1 triệu người phải sơ tán. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.