Chủ nhật, 28/04/2024 01:46 (GMT+7)

Tiểu thương chợ đầu mối lớn nhất Huế nhọc nhằn mưu sinh

MTĐT -  Thứ sáu, 13/08/2021 10:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cuộc sống mưu sinh của những tiểu thương chợ đầu mối Phú Hậu (Thừa Thiên – Huế) vốn vất vả thì nay càng khó khăn hơn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Chợ đầu mối Phú Hậu (phường Phú Hậu, TP Huế) là khu giao thương hàng hoá, nông sản lớn nhất Thừa Thiên – Huế. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, hành trình mưu sinh của những tiểu thương ở khu chợ này bị ảnh hưởng lớn.

2h sáng, khi cả TP. Huế còn tắt đèn và người dân đang say nồng trong giấc ngủ thì tại chợ đầu mối Phú Hậu bắt đầu tấp nập người xe buôn bán, bốc vác hàng hoá. Đặc thù của khu chợ này là hoạt động từ lúc nửa đêm đến rạng sáng, do đó những tiểu thương chấp nhận cảnh “ngủ ngày làm đêm” để mưu sinh. Cũng vì lý do đó mà nhiều người vẫn thường ví chợ đầu mối Phú Hậu là chợ âm phủ.

Khi hầu hết người dân TP. Huế còn đang say giấc là lúc những tiểu thương chợ đầu mối Phú Hậu bắt đầu cuộc sống mưu sinh.

Khu chợ đầu mối lớn nhất Thừa Thiên – Huế là nơi cung cấp đầy đủ các mặt hàng nông sản thiết yếu, từ rau xanh, hoa quả cho đến thực phẩm tươi sống. Đây cũng là nơi giao thương hàng hoá từ khắp các tỉnh Bắc – Trung – Nam. Nhiều tiểu thương từ khắp các chợ ở Thừa Thiên – Huế và các tỉnh lân cận như Quảng Trị cũng về đây lấy hàng.

Dịch bệnh khiến cuộc sống của tiểu thương chợ đầu mối Phú Hậu vốn vất vả nay lại càng khó khăn.

Dù vất vả nhưng hầu hết những tiểu thương ở chợ đầu mối Phú Hậu đều có thu nhập ổn định để sinh tồn. Tuy nhiên, nhiều tháng qua, COVID-19 ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của họ. Dù không thất nghiệp nhưng thu nhập bấp bênh, giảm quá nửa so với ngày thường.

54 tuổi nhưng chị Nguyễn Thị Hoa có đến 30 năm tuổi nghề kinh doanh ở chợ đầu mối Phú Hậu, chị Hoa chia sẻ: “Việc kinh doanh tuy vất vả nhưng nhờ nó mà tôi nuôi được 2 con ăn học. Trước đây chợ đông lắm, bây giờ thì mười phần chỉ còn năm, sáu phần do người dân lo lắng, sợ lây lan dịch bệnh nên không dám tập trung đông người. Buôn bán vì thế cũng ế ẩm theo, hàng hóa nhập về cũng giảm bớt sản lượng”.

Bà Hảo có 20 năm gắn bó với chợ đầu mối lớn nhất Thừa Thiên - Huế cũng buồn rầu nói: “Làm nghề 20 năm, trước đây thì thu nhập ổn, còn bây giờ thì thảm hại. Khách du lịch không tới, nhà hàng khách sạn thì đóng cửa, hàng hóa vùng dịch không nhập về được, buôn bán ế mà giá cả thì cao. Mức độ tiêu thụ giảm sâu, giảm một cách nặng nề”.

Thu nhập của tiểu thương mười giảm xuống chỉ còn phân nửa.

Ghi nhận của PV VTC News cho thấy, dịch bệnh phức tạp nên ban quản lý chợ đầu mối Phú Hậu thực hiện tốt các công tác phòng, chống dịch bệnh như đo thân nhiệt, khai báo y tế, đeo khẩu trang khi ra vào chợ.

Một cán bộ ban quản lý chợ đầu mối Phú Hậu cho hay, đơn vị luôn cố gắng thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch để chợ hoạt động được một bình thường, qua đó đảm bảo được việc cung cấp hàng hóa, nông sản thiết yếu cho địa bàn trong tỉnh và các khu vực lân cận. Cũng nhờ đó mà tiểu thương, cửu vạn bốc dỡ hàng hàng hóa trong chợ không bị thất nghiệp.

Ban Quản lý chợ Phú Hậu luôn tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch, yêu cầu người ra vào chợ phải thực hiện khai báo y tế.

“Dịch bệnh khiến hàng hoá giảm sâu, qua đó ảnh hưởng lớn đến thu nhập hàng ngày. Tuy nhiên, nhờ chính quyền kiểm soát tốt dịch bệnh nên chợ vẫn có thể hoạt động và chúng tôi không bị rơi vào cảnh thất nghiệp như một số ngành nghề khác. Trong tình cảnh khó khăn thế này mà vẫn có nghề để làm, có thu nhập lo cho cuộc sống cũng là may mắn rồi”, bà Lê Thị Thiện (67 tuổi) chia sẻ.

Theo Thu Hồng- Đào Hằng/VTC

Bạn đang đọc bài viết Tiểu thương chợ đầu mối lớn nhất Huế nhọc nhằn mưu sinh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề