Thứ ba, 19/03/2024 10:49 (GMT+7)

Tìm ra hoá chất độc hại trong bụi biển

Hải Thanh (T/H) -  Thứ sáu, 28/01/2022 17:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Một nghiên cứu mới đây cho thấy bụi biển (sea spray), sinh ra khi các con sóng xô mạnh vào bờ vô tình đã đưa các hạt PFAS, một loại hoá chất độc hại, cực kì khó phân hủy trở lại vào không khí.

tm-img-alt

PFAS là tên viết tắt của polyfluoroalkyl - một nhóm hóa chất độc hại với biệt danh “hóa chất vĩnh cửu". PFAS có trong rất nhiều thứ: từ dụng cụ nấu nướng chống dính đến bọt cứu hỏa. Chúng có khả năng chống nước, chống nhiệt và chống bám dầu cao. Chính các liên kết hóa học mạnh mẽ khiến PFAS trở nên hữu ích đồng thời trở nên cực kì khó phân hủy.

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chỉ ra rằng PFAS có thể làm hỏng gan và hệ miễn dịch của động vật, dẫn đến dị tật bẩm sinh và tử vong. Ở người, các hóa chất này được chứng minh liên quan đến bệnh ung thư và trẻ sinh nhẹ cân.

Matthew Salter, nhà hóa sinh biển tại Đại học Stockholm và là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết, các bọt nước trắng không chỉ chứa không khí mà còn các giọt hóa chất siêu nhỏ nổi trên mặt nước. Sử dụng các mô phỏng phun bụi biển trong phòng thí nghiệm, Salter và các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các sol khí có thể có nồng độ PFAS cao hơn 62.000 lần so với nồng độ của chúng trong nước biển. Nhóm nghiên cứu của Salter đã thu thập các mẫu không khí trong vài ngày, từ năm 2018 đến năm 2020 tại một hòn đảo ở phía bắc và một thị trấn gần bờ biển phía nam của Na Uy . 

Kết quả cho thấy lượng PFAS trong các mẫu liên quan chặt chẽ đến nồng độ natri và cả hai chất này đều bay vào không khí thông qua bụi biển, nhất là tại địa điểm đảo gần với khu biển động và có nhiều bọt sóng. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Environmental Science & Technology tháng 12/2021. 

Salter ước tính, bụi biển có thể đưa 0,1% - 0,4% tổng lượng nhựa PFOS, một loại chất PFAS không còn sử dụng ở hầu hết các quốc gia, trở lại đất liền mỗi năm.

Vậy khi chúng ta đứng gần bờ, hít phải bụi biển có nguy hiểm không? Các tác giải của nghiên cứu cho biết không nên quá lo lắng về việc hít phải hóa chất ở bãi biển. Các nhà khoa học quan tâm nhiều hơn đến việc các sol khí từ bụi biển di chuyển quãng đường dài hàng trăm km và mang PFAS từ đại dương vào đất liền, nơi chúng có thể gây ô nhiễm cho thực phẩm và nguồn nước.

Bạn đang đọc bài viết Tìm ra hoá chất độc hại trong bụi biển. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tái tạo rừng sau động đất: Một quá trình đầy thách thức
Sau mỗi trận động đất, các khu vực rừng phải mất thời gian lên tới hàng thập kỷ để phục hồi hoàn toàn. Vì vậy cần thiết phải quản lý rủi ro để bảo vệ môi trường, tài nguyên rừng hiệu quả sau trước và sau các thảm hoạ địa chất.

Tin mới

Nghệ An: Quỳ Châu có tân Chủ tịch UBND huyện
Sáng 18/3, Hội đồng Nhân dân huyện Quỳ Châu khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc Kỳ họp thứ 14 (kỳ họp chuyên đề). Dự kỳ họp có đồng chí Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lãnh đạo một số Sở, ban ngành.