Thứ hai, 29/04/2024 02:37 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 13/3/2024

MTĐT -  Thứ tư, 13/03/2024 16:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường mới nhất, nóng nhất hôm nay 13/3/2024. Cập nhật tin nhanh môi trường mới nhất hôm nay 13/3/2024 do Môi trường và Đô thị tổng hợp.

Sẽ có nắng nóng một số khu vực ở Bắc Bộ cuối tháng 3 này?

Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, nắng nóng có khả năng xuất hiện tại khu vực Tây Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ trong nửa cuối tháng 3 và tháng 4/2024.

Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia mới phát đi bản tin dự báo khí hậu thời hạn tháng từ ngày 11/3 – 10/4. Theo dự báo, trong thời gian này, trên toàn quốc, nhiệt độ trung bình cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 1,0-1,5 độ C, riêng khu vực phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ cao hơn từ 0,5-1,0 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Trong thời kỳ từ 11/3-10/4/2024, tổng lượng mưa tại các khu vực trên cả nước phổ biến thấp hơn từ 5-15mm, riêng một số nơi ở khu vực Tây Bắc Bắc Bộ, Trung và Nam Trung Bộ thấp hơn từ 15-40mm so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Ngoài ra, thời kỳ từ 11/3-10/4/2024, không khí lạnh có khả năng hoạt động với cường độ yếu và lệch Đông gây ra nhiều ngày mưa nhỏ, mưa phùn tập trung trong tháng 3/2024. Nắng nóng có khả năng xuất hiện tại khu vực Tây Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ trong nửa cuối tháng 3 và tháng 4/2024; riêng khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên tiếp tục xuất hiện nhiều ngày nắng nóng, tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Trên phạm vi toàn quốc tiếp tục xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như nắng nóng, sương mù, dông, lốc, sét, mưa đá, có thể ảnh hưởng đến sản xuất và các hoạt động dân sinh. Đồng thời, không khí lạnh có khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng hải và đánh bắt hải sản trên biển của ngư dân. Sương mù và mưa nhỏ, mưa phùn có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động giao thông.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục phổ biến ít mưa, nhiều ngày nắng nóng và khô hạn còn kéo dài gây ra tình trạng thiếu nước, nguy cơ cháy nổ rất cao.

Mô hình phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ở Chiềng Cọ

Dự án “Mô hình điểm của Hội Nông dân tham gia phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn” được Trung tâm Môi trường nông thôn, Trung ương Hội nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh triển khai tại xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, bước đầu làm thay đổi nhận thức của nhân dân trong việc phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt gia đình, góp phần giữ gìn, tạo môi trường sống sáng - xanh - sạch - đẹp.

Mô hình phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ở Chiềng Cọ
Mô hình phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt tại bản Hùn, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La.

Dự án triển khai từ tháng 10/2023, đến nay đã bàn giao cho nhân dân 300 thùng ủ rác hữu cơ 120 lít; 300 thùng phân loại rác 2 ngăn; 12 xe thu gom rác 500 lít; 40 thùng rác 240 lít, nắp đậy hố rác và 1.875 gói chế phẩm vi sinh xử lý rác thải hữu cơ; tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình, kỹ thuật thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt thành phân bón hữu cơ; cách xử lý rác thải hữu cơ bằng hố chôn lấp rác thải... cho 600 hội viên nông dân xã Chiềng Cọ.

Bản Hùn được Hội Nông dân tỉnh lựa chọn triển khai mô hình điểm về phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn. Ông Tòng Văn Yên, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, cho biết: Bản có 229 hộ; sau khi tiếp nhận các thiết bị, vật dụng được hỗ trợ để phân loại, thu gom xử lý rác thải, bản phân bổ thùng ủ rác hữu cơ, nắp đậy hố rác và chế phẩm vi sinh cho các hộ hội viên nông dân; bố trí xe thu gom rác, thùng rác dọc các tuyến đường nội bản.

Ông Tòng Văn Hưng, hội viên nông dân bản Hùn, xã Chiềng Cọ, nói: Từ khi triển khai mô hình, bà con trong bản thay đổi thói quen, thu gom rác thải sinh hoạt đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh chung, góp phần bảo vệ môi trường. Đặc biệt, gia đình tôi thực hiện phân loại rác để ủ thành phân hữu cơ, làm phân bón cho cây trồng.

Với mục tiêu nhân rộng mô hình ra toàn xã Chiềng Cọ. Hiện nay, Trung tâm Môi trường nông thôn, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã xây dựng kế hoạch giai đoạn II của dự án. Trong năm 2024, tiếp tục tài trợ thùng ủ rác hữu cơ 120 lít, thùng rác 240 lít, nắp hố ủ rác hữu cơ, xe đẩy rác 500 lít và chế phẩm vi sinh xử lý rác hữu cơ; tập huấn kỹ thuật xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn cho 100% các hộ trong xã.

Ông Phạm Văn Thiện, Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, cho biết: Để nâng cao hiệu quả mô hình, Trung tâm đề nghị Hội Nông dân tỉnh, Hội Nông dân Thành phố và xã Chiềng Cọ tiếp tục vận động xã hội hóa, hỗ trợ thêm thùng đựng rác, xây hố rác và xe vận chuyển, thu gom rác. Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn, giám sát việc thu gom, xử lý rác thải hữu cơ tại gia đình. Hội Nông dân Thành phố hướng dẫn thành lập Chi hội bảo vệ môi trường ở các bản có hội viên tham gia mô hình.

Mô hình nông dân tham gia phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt nông thôn ở xã Chiềng Cọ bước đầu mang lại hiệu quả, nâng cao nhận thức, tạo thói quen về thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình, giảm lượng rác thải ra môi trường, góp phần thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” duy trì, giữ vững các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khảo sát Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông

Trong chuyến công tác tại tỉnh Đắk Nông, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã đến thăm và khảo sát các hang động dung nham tại Công viên địa chất toàn cầu ở Đắk Nông.

Hiện nay, Công viên địa chất toàn cầu được UNESCO công nhận ở Đắk Nông, du khách sẽ được khám phá hệ thống hang động núi lửa độc đáo, dài nhất Đông Nam Á và hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ, tuyệt đẹp.

tm-img-alt
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh và Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Nguyễn Văn Tài đã đến thăm và khảo sát các hang động dung nham tại Công viên địa chất toàn cầu ở Đắk Nông

Công viên địa chất Đắk Nông có diện tích 4.760 km2, trải dài trên 6 huyện, thành phố của tỉnh Đắk Nông. Với các giá trị di sản mang tầm quốc tế và quốc gia, Công viên địa chất Đắk Nông đã chính thức được UNESCO công nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu vào tháng 7-2020.

Đến khảo sát hang động dung nham tại hang C3, C3, Báo cáo với Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Tôn Thị Ngọc Hạnh cho biết, đến nay, ngoài hang C3, C4 đã được tỉnh Đắk Nông quy hoạch thành điểm đến trong vùng Công viên địa chất Đắk Nông, thì các hang động dung nham khác vẫn chưa chính thức được đưa vào khai thác du lịch do chưa có nghiên cứu đánh giá về độ an toàn của trần hang.

Khác với cấu trúc hang động núi đá vôi, hang động núi lửa trong đá bazan có cấu trúc thành yếu và không bền vững, dễ sụt lún. Do đó, đối với các hang động núi lửa chưa được khai thác du lịch, du khách không nên tự ý khám phá khi không mang các dụng cụ bảo hộ an toàn.

Báo cáo với Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, chị Bạch Vân – Ban Quản lý Công viên Địa chất Đắk Nông cho biết, các Hang C3, C4 nằm trong khu vực cụm thác Dray Sap – Gia Long, được thông với nhau với tổng chiều dài khoảng 968m. Việc xuống hang không khó, nhưng luôn cần thận trọng khi đi trên những tảng đá bom núi lửa to và ngổn ngang ở miệng hang.

Bên trong lòng hang là hàng loạt thạch nhũ, các khe nứt, các nếp uốn… dễ dàng quan sát được. Đứng trong lòng hang rộng lớn, du khách có thể cảm nhận rõ nét sự vận động mạnh mẽ của dòng dung nham núi lửa tuôn trào và sự kỳ vĩ mà tạo hóa đã ban tặng cho vùng đất này.

Đánh giá đây là nơi hội tụ các giá trị tiêu biểu về địa chất, địa mạo, khảo cổ, văn hóa và đa dạng sinh học mang tầm quốc tế và khu vực, đáp ứng các tiêu chí công viên địa chất toàn cầu. Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đề nghị tỉnh Đắk Nông cần quan tâm, đầu tư hơn nữa để thu hút nhiều du khách đến trải nghiệm, tìm hiểu không chỉ vì khung cảnh độc đáo mà còn vì các giá trị văn hóa lâu đời của các dân tộc. Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh giao Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ hỗ trợ Đắk Nông để các hoạt động bảo tồn tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Chính quyền và người dân vùng ĐBSCL bước đầu ứng phó với hạn mặn có hiệu quả

Theo cơ quan khí tượng thủy văn, hiện nay là giai đoạn cao điểm khốc liệt nhất của nắng nóng, hạn mặn ở vùng ĐBSCL, tình trạng này còn kéo dài đến giữa tháng 4 nhưng mức độ nhẹ hơn. Những ngày qua, chính quyền và người dân trong vùng đã khẩn trương, quyết liệt với những giải pháp công trình, phi công trình đã đem lại hiệu quả tích cực. Thiệt hại do hạn mặn bước đầu so với trước đây giảm nhiều và “trận chiến” với thiên tai đang tiếp tục diễn ra.

Theo nhận định của Bộ Nông nghiệp- PTNT, diễn biến xâm nhập mặn mùa khô năm nay ở vùng ĐBSCL sâu hơn mức trung bình các năm qua từ 5-15km và thấp hơn năm 2019-2020. Do có dự báo sớm nên chính quyền và người dân trong vùng đã rút kinh nghiệm trong công tác phòng chống thiên tai thời gian qua, chủ động ứng phó rất có hiệu quả.

tm-img-alt

Đó là việc tích trữ nước mưa, nước ngọt bằng nhiều hình thức, vật dụng, đắp đập ngăn mặn, trữ ngọt, đào ao, khai mương chứa nước ngọt; vận hành các công trình thủy lợi theo hướng có lợi cho sản xuất và sinh hoạt. Đặc biệt, vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 gieo sạ sớm hơn 1 tháng với trên 1,5 triệu ha nên đến thời điểm này có khoảng 600.000 ha lúa đã cho thu hoạch; chỉ có gần 20.000 ha lúa gieo sạ trễ, nằm ngoài khuyến cáo của ngành nông nghiệp có nguy cơ bị ảnh hưởng khi khô hạn kéo dài, tập trung ở tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng.

Đến nay, diện tích vườn cây đặc sản, ao thủy sản trong vùng vẫn phát triển bình thường, chỉ có khoảng 30.000 hộ dân vùng khó khăn đang khan hiếm nước sạch cho sinh hoạt và chính quyền địa phương đang khắc phục.

Bến Tre: Kiểm tra công tác phòng chống hạn mặn trên địa bàn

Tham gia cùng đoàn, có lãnh đạo Cục Quản lý xây dựng công trình, Vụ Kế hoạch, Vụ Hợp tác Quốc tế, Ban Quản lý Đầu tư và xây dựng Thủy lợi 9, 10, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam, đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tiếp đoàn.

tm-img-alt
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam thông tin cùng Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp các hiệu quả cống Tân Phú đem lại.

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre Bùi Văn Thắm cho biết, nhận định mùa khô năm 2023-2024 trên địa bàn tỉnh Bến Tre xâm nhập mặn sớm, sâu và kéo dài hơn so với trung bình nhiều năm, ở mức xấp xỉ mùa khô năm 2015-2016.

Tình hình xâm nhập mặn tăng cao và đạt đỉnh trên các sông chính trong tháng 3/2024.

Độ mặn 4 ‰ xâm nhập cách các cửa sông chính khoảng 55-69 km; độ mặn 1 ‰ xâm nhập cách các cửa sông chính khoảng 70-79km.

Trên địa bàn, tỉnh Bến Tre xuống giống lúa vụ đông xuân 7.730ha, đã thu hoạch khoảng 5.000ha, còn lại trong giai đoạn trổ, chín.

Diện tích trồng dừa trong tỉnh 79.078ha; cây ăn trái khoảng 23.992ha. Đến thời điểm hiện tại, chưa ghi nhận thông tin phản ánh của các địa phương, đơn vị về tình hình ảnh hưởng do xâm nhập mặn.

Hiện tại, trên địa bàn toàn tỉnh Bến Tre có 67 nhà máy cấp nước sạch đang hoạt động, với tổng công suất 10.500m³/giờ (khoảng 250.000 m³/ngày đêm), chủ yếu khai thác từ nguồn nước mặt tại chỗ để xử lý.

Nhằm chủ động ứng phó tình hình xâm nhập mặn, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre và các sở, ngành có liên quan đã chỉ đạo các đơn vị cấp nước xây dựng kế hoạch, phương án cấp nước không nhiễm mặn để phục vụ nhu cầu sử dụng nước của nhân dân.

Các đơn vị cấp nước đã chủ động thực hiện đo, kiểm tra độ mặn và có kế hoạch lấy nước phù hợp với diễn biến xâm nhập mặn, cung cấp số liệu đo mặn cho các địa phương và người dân biết để có kế hoạch trữ, sử dụng nước ngọt hợp lý; xây dựng kế hoạch vận hành hệ thống RO tại các nhà máy nước; vận hành linh hoạt các phương án cấp nước…

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đánh giá cao công tác ứng phó hạn, mặn của tỉnh Bến Tre để bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Hiện tại, vụ lúa đông xuân này toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long xuống giống 1,5 triệu ha, khoảng 20 nghìn ha bị ảnh hưởng hạn mặn, chủ yếu nằm ngoài vùng khuyến cáo của ngành nông nghiệp.

Riêng tại tỉnh Bến Tre khuyến cáo xuống giống sớm, thực hiện các giải pháp rất bài bản nên đến thời điểm này diện tích lúa không bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn.

Trong đó, tỉnh Bến Tre là một trong số ít tỉnh có sổ tay phòng, chống hạn mặn, in tài liệu, các ban, ngành phát động phong trào trữ nước ngọt…

Để ứng phó với hạn, mặn, trong thời gian tới, tỉnh Bến Tre cần bảo đảm nước sinh hoạt cho người dân.

Hiện tại toàn tỉnh có 67 nhà máy cấp nước với 40 nhà máy nước bị ảnh hưởng hạn mặn với 12 nghìn hộ.

Vì vậy, cần nhanh chóng thực hiện dự án cấp nước sinh hoạt trên địa bàn. Khi dự án này hoàn thành sẽ cung cấp cho khoảng 13 nghìn hộ dân, cơ bản giải quyết vấn đề cấp nước ngọt cho người dân.

Trong sản xuất nông nghiệp cần bảo đảm tuyệt đối cho vùng sản xuất cây ăn trái, cây giống, lúa…

Đối với các công trình ngăn mặn cần sớm thi công, hoàn thành như dự án JICA 3, vàm Thom, vàm Nước Trong… để đến năm 2026-2027 địa phương cơ bản giải quyết tình hình hạn mặn.

Ngoài ra, địa phương cần nghiên cứu đề xuất giải pháp công trình khép kín ngăn ở cửa sông lớn như sông Hàm Luông theo quy hoạch của tỉnh và kết hợp với phát triển giao thông.

Khi có cống Hàm Luông sẽ giúp ngăn mặn, trữ ngọt về lâu dài cho tỉnh Bến Tre phát triển trong tương lai.

Trước đó, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng lãnh đạo chính quyền địa phương đã đến kiểm tra hệ thống cống ngăn mặn, trữ ngọt trên địa bàn huyện Châu Thành.

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 13/3/2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghĩa Lộ (Yên Bái) khắc phục hạn hán do khô hanh kéo dài
Trong thời gian qua, do thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít dẫn đến mực nước nhiều sông, suối và hồ, đập trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có thị xã Nghĩa Lộ xuống thấp gây khó khăn trong việc dẫn nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Cảnh báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
Ngày 25/4, các chuyên gia khí tượng cho biết hiện tượng thời tiết El Nino và La Nina - kéo theo những đợt nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán - sẽ diễn ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn trong những năm tới.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.