Chủ nhật, 28/04/2024 03:39 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 26/1/2024

MTĐT -  Thứ sáu, 26/01/2024 16:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường mới nhất, nóng nhất hôm nay 26/1/2024. Cập nhật tin nhanh môi trường mới nhất hôm nay 26/1/2024 do Môi trường và Đô thị tổng hợp.

Huy động sức mạnh toàn dân trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Tham gia buổi Lễ, về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường có đồng chí Đặng Quốc Khánh, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ TN&MT cùng lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ.

Về phía Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam có đồng chí Thượng tướng Bế Xuân Trường, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam cùng các lãnh đạo thuộc Hội.

tm-img-alt
Các đại biểu chụp ảnh tại hội nghị

Phát biểu tại lễ ký kết, Thượng tướng Bế Xuân Trường - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam nhấn mạnh trong bối cảnh thế giới nói chung và Việt Nam vẫn đang bị ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, việc phát triển đất nước nhanh bền vững, lấy phát triển kinh tế-xã hội gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Trên tinh thần đó, ông Trường nhấn mạnh xác định rõ nhiệm vụ bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, khai thác hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên, trong giai đoạn tới, Hội Cựu chiến binh Việt Nam sẵn sàng phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ,” gương mẫu đi đầu để cùng với Bộ Tài nguyên và Môi trường giữ gìn, bảo vệ và phát triển đất nước ngày càng xanh hơn, đẹp hơn và phát triển bền vững hơn nữa.

Ghi nhận ý kiến của Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết chương trình phối hợp số 540 về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giữa bộ và Hội Cựu chiến binh Việt Nam giai đoạn 2017-2022 đã đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác bảo vệ môi trường. Chương trình không chỉ tác động đến nhận thức mà còn từng bước làm thay đổi, tạo thói quen sống thân thiện với môi trường của hội viên Hội Cựu chiến binh cũng như toàn thể nhân dân và cộng đồng.

Trong thời gian tới, với uy tín, trách nhiệm của Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh tin tưởng việc phối hợp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với Hội Cựu chiến binh Việt Nam sẽ góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, phát huy vai trò cán bộ, hội viên và nhân dân trong việc giám sát các hoạt động quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tại lễ ký kết, hai bên xác định sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, huy động mọi lực lượng xã hội vào việc bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên Quốc gia góp phần phát triển bền vững đất nước.

Trên tinh thần đó, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bộ và các cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường phối hợp với các cấp hội tại địa phương triển khai chương trình phối hợp; cùng Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về tài nguyên và môi trường hàng năm phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước.

Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2024-2029, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam sẽ phối hợp tập trung vào các nội dung chính như: Phổ biến, nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, vận động Nhân dân và hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam và gia đình gương mẫu chấp hành đúng chính sách pháp luật, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia liên quan đến tài nguyên và môi trường.

Hai bên cũng sẽ trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng cho hội viên Hội Cựu chiến binh các cấp đối với các hoạt động quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; phát huy truyền thống "Trung thành - Đoàn kết - Gương mẫu - Đổi mới" tham gia quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; phát hiện và nhân rộng các mô hình, điển hình cựu chiến binh làm tốt công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, hai bên thống nhất sẽ tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm chính sách và khoa học công nghệ về tài nguyên và môi trường; tuyên truyền cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Tài nguyên và Môi trường hiểu về pháp lệnh Cựu chiến binh Việt Nam.

Nâng cao nhận thức tái chế phế liệu nhựa tại Việt Nam

Tham dự sự kiện có đại diện Bộ Tài nguyên và môi trường, Mạng lưới Break Free From Plastics (BFFP) và Tổ chức Môi trường Thái Bình Dương Việt Nam (PE-VN), Ban lãnh đạo Đại học Tài nguyên và Môi trường. Đặc biệt là sự có mặt của gần 500 sinh viên Đại học Tài nguyên và Môi trường.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng liên quan đến việc nhập khẩu rác thải nhựa. Mặc dù đã có các nỗ lực cố gắng giảm thiểu việc sử dụng nhựa và xử lý rác thải nhựa nội địa, tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ và tái chế nhựa vẫn còn lớn và ngày càng tăng cao. Điều này đã dẫn đến việc Việt Nam trở thành một trong những điểm đến chính cho việc nhập khẩu rác thải nhựa từ các quốc gia phát triển.

Sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu rác thải nhựa đã gây ra nhiều hậu quả xấu, bao gồm tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái nơi chúng được xử lý. Một số lượng lớn rác thải nhựa nhập khẩu thường chứa các thành phần không rõ nguồn gốc và lẫn nhiều tạp chất, điều này làm gia tăng khó khăn trong việc quản lý và xử lý chúng một cách hiệu quả.

tm-img-alt
Tọa đàm “Phế liệu nhựa nhập khẩu”

Phát biểu khai mạc Toạ đàm, bà Quách Thị Xuân – Trưởng Đại diện tổ chức Môi trường Thái Bình Dương Việt Nam (PE-VN) cho biết: “Việc tái chế giúp nhựa được lưu thông nhiều hơn trong nền kinh tế nhưng mặt khác thì quá trình tái chế cũng tiêu tốn năng lượng và phát thải nhiều loại khí gây hiệu ứng nhà kính”.

Các chuyên gia cũng cho rằng, việc xử lý phế liệu nhựa nhập khẩu có thể dẫn đến các vấn đề như ô nhiễm môi trường do phế liệu nhựa có chứa các hóa chất độc hại, đồng thời tạo ra áp lực lớn đối với quá trình để có thể đảm bảo tái chế và xử lý chúng một cách an toàn và hiệu quả. Thông thường chỉ 60% phế liệu nhựa nhập về có thể được tái chế, 40% còn lại bị thải ra ngoài môi trường, tạo nên các núi rác nhựa khổng lồ quanh làng nghề tái chế.

Tại Tọa đàm, Ban Tổ chức đã công chiếu phim tài liệu “Hướng đi của phế liệu nhựa nhập khẩu” do đạo diễn - NSƯT Nguyễn Tài Văn thực hiện. Phóng sự đã đưa một bức tranh toàn cảnh về việc nhập khẩu phế liệu nhựa tại Việt Nam, phản ánh một “đường đi” vô cùng nhức nhối đối với rác thải nhựa nhập khẩu. Từ những chuyến nhập khẩu phế liệu ở các nước “đổ” vào Việt Nam và len lỏi vào các công đoạn sản xuất đồ dùng tái chế cho người dân sử dụng, lại đến với những bãi rác, tiếp tục trở thành rác thải nhựa. “Đường đi” này là một vòng tròn khép kín, gây nên bao hậu quả đối với môi trường, sức khoẻ của con người.

Chia sẻ về lý do thực hiện phim tài liệu, Đạo diễn Nguyễn Tài Văn bày tỏ, điều ám ảnh nhất đối với ekip thực hiện chính là số liệu người mắc ung thư ở Việt Nam ngày càng tăng cao. Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2020, tình hình mắc và tử vong do ung thư trên toàn thế giới đều có xu hướng tăng. Tại Việt Nam, ước tính có 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người thì có 159 người chẩn đoán mắc mới ung thư và 106 người tử vong do ung thư. Hiện nay, chỉ có 185/204 quốc gia có báo cáo thống kê về tình hình bệnh ung thư theo GLOBOCAN. Năm 2020, Việt Nam xếp thứ 91/185 về tỷ suất mắc mới và thứ 50/185 về tỷ suất tử vong trên 100.000 người. Thứ hạng này tương ứng của năm 2018 là 99/185 và 56/185.

“Đó là những ám ảnh về góc độ khoa học mà tôi may mắn làm việc trong lĩnh vực này nên có điều kiện tìm hiểu sâu sắc, vì vậy mà tôi mong muốn làm nhiều chương trình để tuyên truyền nâng cao nhận thức, phổ biến những thông điệp, những thông tin khoa học để người dân hiểu được mối nguy hại tiềm ẩn trong môi trường xung quanh họ mà họ không hề hay biết. Chỉ khi nó phát bệnh thì chúng ta mới tìm cách chạy chữa thì đã muộn” – Đạo diễn Nguyễn Tài Văn chia sẻ thêm.

Các chuyên gia cũng cho rằng, mặc dù việc nhập khẩu phế liệu nhựa có thể mang lại lợi ích ngắn hạn về nguyên liệu sản xuất và giảm áp lực lên nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhưng việc này cũng tiềm ẩn những vấn đề lớn về môi trường, sức khỏe và an toàn thực phẩm. Do vậy, chúng ta cần cách tiếp cận thông minh và bền vững hơn trong việc nhập khẩu và tái chế phế liệu nhựa, đồng thời tăng cường quản lý và kiểm soát chặt chẽ hơn đối với quá trình nhập khẩu này. Hi vọng trong thời gian tớ có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan: Chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng, sẽ đảm bảo việc nhập khẩu phế liệu nhựa được giảm dần và được thay thế bởi phế liệu nhựa trong nước. Đây sẽ là một bước quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và chia sẻ thông tin về vấn đề tái chế phế liệu nhựa, đồng thời khuyến khích hành động bền vững để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng toàn cầu.

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm tổng kết công tác phối hợp bảo vệ môi trường năm 2023

Năm 2023, Hội Liên hiệp phụ nữ, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Công ty URENCO Chi nhánhHoàn Kiếm đã phối hợp triển khai nhiều hoạt động, chương trình bảo vệ môi trường mang lại hiệu quả tích cực.

Trong năm, các cơ quan tổ chức 2 lớp tập huấn cho các thầy, cô giáo và học sinh của 39 trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn quận về các tiêu chí bảo vệ môi trường; 100% trường học trên địa bàn quận tổ chức các hoạt động và thực hiện giải pháp “xanh” bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, các đơn vịtổ chức phát động và ký giao ước thi đua giữa Hội Phụ nữ 18 phường và các tổ sản xuất, gắn nội dung của phong trào “Vì môi trường trong sạch, phụ nữ và nhân dân Thủ đô không đổ rác, phế thải ra đường và nơi công cộng”…

tm-img-alt
Đoàn viên thanh niên quận Hoàn Kiếm tham gia tổng vệ sinh

Ba đơn vị tổ chức trồng hơn 2.000 cây xanh và hoa; nghiệm thu các công trình “Xóa điểm chân rác - Tranh tường bích họa - Tủ điện an toàn”,“Xanh hóa gốc cây”, “Tủ điện nở hoa”; ra mắt đội hình “Đội tự quản 3+” tham gia giữ gìn trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn quận tại Vườn giác quan phường Chương Dương; phối hợp với UBND phường Phúc Tân và các tình nguyện viên thu gom được hơn 900kg rác thải nhựa, làm sạch 6.000m2 bờ vở sông Hồng thành sân chơi cho trẻ em…; tổ chức Ngày Greenday vào thứ bảy hằng tuần, đã thu gom, phân loại được hơn 339 tấn nhựa, 421 tấn giấy bìa và 85 tấn kim loại.

Thực hiện “Chương trình giảm rác thải nhựa và kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa tại quận Hoàn Kiếm năm 2023 - giai đoạn 2”, các đơn vị đã thu gom được 52,3 tấn rác thải nhựa giá trị thấp, trong đó, 31,4 tấn được tái chế thành hạt nhựa tái sinh và 20,9 tấn được xử lý làm nguyên liệu đốt cho nhà máy xi măng.

Trong năm 2024, ba đơn vị tiếp tục ký cam kết với các phương triển khai các giải pháp bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.

Lào Cai: Tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn

Theo đó, nội dung văn bản yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện các phương án thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý triệt để chất thải phát sinh trên địa bàn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt tại các khu vực công cộng, khu vực chợ, khu dân cư tập trung, khu du lịch văn hóa, khu vui chơi, giải trí và chất thải tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có phát sinh khối lượng lớn chất thải.

Tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân về các biện pháp phân loại, thu gom chất thải theo quy định. Tăng cường công tác vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh, tránh nguy cơ dịch lây nhiễm ra cộng đồng.

Chủ động nắm tình hình hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn; khi có dấu hiệu ô nhiễm hoặc các sự cố môi trường, kịp thời huy động các nguồn lực để tổ chức xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường nhanh chóng, hiệu quả; kịp thời báo cáo UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành có liên quan phối hợp ứng phó sự cố môi trường và các sự cố khác. Bố trí, sắp xếp lực lượng tiếp nhận, xử lý thông tin và thông tin kịp thời cho Sở Tài nguyên và Môi trường để phối hợp xử lý.

tm-img-alt
UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân về ý thức bảo vệ môi trường. Ảnh minh hoạ

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh trong quá trình hoạt động sản xuất thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thường xuyên vận hành các công trình xử lý chất thải để đảm bảo các chất thải sau xử lý nằm trong quy chuẩn cho phép trước khi xả ra ngoài môi trường.

Khi có dấu hiệu ô nhiễm hoặc các sự cố môi trường thì chủ động huy động nguồn lực để tổ chức xử lý, khắc phục sự cố nhanh chóng, hiệu quả; báo cáo kịp thời đến chính quyền địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành có liên quan để phối hợp xử lý.

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với UBND cấp huyện (nơi có các cơ sở hoạt động sản xuất trong khu công nghiệp, khu kinh tế) chủ động nắm tình hình hoạt động của các cơ sở; đặc biệt các cơ sở sản xuất trong Khu công nghiệp Tằng Loỏng, khi có dấu hiệu ô nhiễm hoặc các sự cố môi trường, kịp thời huy động các nguồn lực để tổ chức xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường nhanh chóng, hiệu quả; kịp thời báo cáo UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành có liên quan phối hợp ứng phó sự cố môi trường và các sự cố khác. Bố trí, sắp xếp lực lượng tiếp nhận, xử lý thông tin và thông tin kịp thời cho Sở Tài nguyên và Môi trường để phối hợp xử lý.

Các sở, ngành có liên quan chủ động triển khai các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường theo chức năng, lĩnh vực ngành; bố trí sắp xếp lực lượng tiếp nhận, xử lý thông tin và thông tin kịp thời cho Sở Tài nguyên và Môi trường để phối hợp xử lý khi có các sự cố xảy ra.

Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, giám sát và đôn đốc các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh thực hiện các nội dung. Chủ động phân công, bố trí lực lượng tiếp nhận thông tin, báo cáo từ các sở, ngành có liên quan; Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã; các cơ sở sản xuất, kinh doanh khi có sự cố môi trường xảy ra trên địa bàn đảm bảo công tác ứng phó kịp thời, giảm thiểu thấp nhất các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Chủ động theo dõi giám sát chặt chẽ các nguồn thải lớn, có nguy cơ ô nhiễm môi trường thông qua hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động liên tục và các biện pháp phù hợp.

Nếu có vấn đề phức tạp phát sinh trên địa bàn quản lý, các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh và các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh thông tin kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường, hoặc số điện thoại đường dây nóng: 0916.389.469 để phối hợp xử lý.

Thái Nguyên: Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường ở Phổ Yên

Cùng với tuyên truyền, vận động người dân áp dụng khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, thời gian qua, TP. Phổ Yên cũng chú trọng các giải pháp bảo vệ môi trường để phát triển chăn nuôi bền vững.

Việc đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi được các chủ trang trại trên địa bàn TP. Phổ Yên quan tâm thực hiện.
Việc đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi luôn được anh Hoàng Việt Anh, chủ một trang trại chăn nuôi lợn ở tổ dân phố Yên Ninh, phường Ba Hàng, TP. Phổ Yên, quan tâm thực hiện.

TP. Phổ Yên hiện có trên 19.700 con trâu, bò; khoảng 135.000 con lợn và hơn 2,3 triệu con gia cầm. Theo ông Dương Văn Hiến, Trưởng Phòng Kinh tế TP. Phổ Yên, hoạt động chăn nuôi trên địa bàn còn nhỏ lẻ, mang tính tự phát; các hộ chăn nuôi nằm xen lẫn trong khu dân cư, nên tiềm ẩn nguy cơ cao phát sinh dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.

Từ thực tế này, cùng với thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, thành phố đã khuyến khích, vận động các hộ chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại; quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung nằm cách xa khu dân cư, nhằm tạo thuận lợi cho việc mở rộng diện tích, cũng như xử lý chất thải, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Căn cứ vào địa hình và lợi thế của từng vùng, UBND thành phố đã quy hoạch khu chăn nuôi gia cầm, gia súc tập trung ở các xã, phường phía Tây như: Minh Đức, Phúc Thuận, Phúc Tân, Thành Công, Vạn Phái, Bắc Sơn.

Với 87 trang trại và hơn 22.000 gia trại chăn nuôi đang hoạt động, hằng năm, thành phố đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, chuyển giao khoa học - kỹ thuật và khuyến khích người dân áp dụng rộng rãi mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng an toàn sinh học, VietGAP. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng các chế phẩm sinh học, thu gom xử lý chất thải, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Theo đó, các hộ đều có biện pháp thu gom, xử lý nước thải bằng bể biogas đối với chăn nuôi lợn; thu gom phân riêng để phục vụ sản xuất nông nghiệp đối với chăn nuôi gà. Đồng thời sử dụng đệm lót sinh học, có biện pháp thông gió khử mùi, khử trùng, tránh lây lan mầm bệnh, đảm bảo vật nuôi được khỏe mạnh.

Đến trang trại tổng hợp của gia đình ông Lê Quang Minh, ở xóm Thượng Vụ 2, xã Thành Công, chúng tôi thấy khu vực chăn nuôi lợn được gia đình đầu tư xây dựng khoa học, nằm cách xa nhà ở. Đặc biệt, xung quanh được trồng nhiều cây xanh và các loại cây ăn quả, không chỉ tạo bóng mát, mà còn giúp không khí trong lành hơn.

Ông Minh cho hay: Cùng với ưu tiên lựa chọn con giống tốt, tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ, tôi đã đầu tư, trang bị hệ thống xử lý nước thải, chất thải và sử dụng thuốc sinh học phun khử khuẩn, khử mùi thường xuyên. Nhờ đó chuồng trại luôn đảm bảo vệ sinh, vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, ít xảy ra dịch bệnh.

TP. Phổ Yên hiện có trên 50% trang trại liên kết chăn nuôi với các doanh nghiệp, nhằm ổn định đầu ra, góp phần bảo vệ môi trường.
TP. Phổ Yên hiện có trên 50% trang trại liên kết chăn nuôi với các doanh nghiệp, nhằm ổn định đầu ra, góp phần bảo vệ môi trường.

Trong số 87 trang trại đang hoạt động trên địa bàn, có trên 50% trang trại liên kết chăn nuôi với các doanh nghiệp như: Tập đoàn Dabaco Việt Nam, Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty CP Japfa Comfeed Việt Nam…

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, chăn nuôi theo hình thức này không chỉ giúp người dân quản lý được chất lượng nguồn thức ăn, con giống đảm bảo quy trình kỹ thuật, mà còn hạn chế đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường và việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Tính riêng trong năm 2023, toàn thành phố có 11 cơ sở chăn nuôi (4 cơ sở chăn nuôi lợn và 7 cơ sở chăn nuôi gà) được cấp chứng nhận VietGAP.

Cùng với đó, thành phố cũng đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời những vi phạm trong thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường trong chăn nuôi. Trong 3 năm gần đây, UBND thành phố đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 1 cơ sở với số tiền 43 triệu đồng; nhắc nhở 3 cơ sở thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ môi trường…

Để phát triển chăn nuôi bền vững, thời gian tới TP. Phổ Yên tiếp tục tạo điều kiện để người chăn nuôi quy mô trang trại, gia trại; khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai và thu hút doanh nghiệp đầu tư, phát triển chăn nuôi theo hình thức liên kết. Tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật nhằm hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Từ đó tạo ra các sản phẩm an toàn, chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện thu nhập cho người dân.

Ngành tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Ngãi triển khai nhiệm vụ năm 2024

Năm 2023, ngành TN&MT tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện đầy đủ, quyết liệt, hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Đảng, các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh và hoàn tốt nhiệm vụ được giao.

tm-img-alt
Các đại biểu tham dự hội nghị

Trong đó có nhiều nhiệm vụ được các cấp, ngành đánh giá cao, như công tác thẩm định, tham mưu phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác định giá đất; công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản; cấp phép khai thác tài nguyên nước... Đặc biệt là việc rút ngắn thời gian thẩm định bản đồ làm cơ sở để lập, phê duyệt phương án bồi thường đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất, giao đất; tham mưu cấp phép khai thác khoáng sản phục vụ san lấp, thi công Dự án Đường cao tốc Bắc - Nam, đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn được UBND tỉnh, Bộ TN&MT đánh giá cao.

Tại hội nghị, ngành TN&MT cũng thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế trong việc triển khai nhiệm vụ trong năm qua. Đó là hệ thống chính sách, pháp luật về tài nguyên môi trường còn bất cập, chồng chéo, thường xuyên sửa đổi và chưa theo kịp thực tiễn, rủi ro pháp lý cao dẫn đến công chức, viên chức thực thi công vụ sợ, chưa mạnh dạn tham mưu, đề xuất giải quyết gỡ vướng mắc…

Năm 2024, Sở TN&MT tiếp tục rà soát chính sách, phát luật về lĩnh vực tài nguyên môi trường đã ban hành, để tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, thay thế phù hợp với thực tế và phù hợp với sự thay đổi của các luật, văn bản dưới luật, tập trung vào lĩnh vực đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch và nhanh gọn đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong thực hiện. Tăng cường tính chủ động, kịp thời trong kiểm tra, khảo sát, xác minh, xử lý các vụ việc nóng vấn đề môi trường phát sinh.

TP.Nha Trang ban hành Kế hoạch công tác tổng vệ sinh môi trường phục vụ Tết Nguyên đán

tm-img-alt
Phố phường thành phố Nha Trang trang hoàng đón Tết

Theo đó, thành phố giao UBND các xã, phường xây dựng kế hoạch tổng vệ sinh, tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia góp phần cải thiện chất lượng môi trường ở địa phương và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh với những nội dung chính gồm: Tuyên truyền trên đài truyền thanh địa phương để người dân thực hiện tổng vệ sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, trong khuôn viên nhà ở; tiến hành tổng vệ sinh tại các tụ điểm thường xuyên tập kết rác thải không đúng quy định; kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền đối với các trường hợp vi phạm các quy định về vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị trên địa bàn; sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường của địa phương để chi hoạt động tổng vệ sinh thu gom rác thải tại các tụ điểm ô nhiễm môi trường trên địa bàn. 

Đồng thời, UBND TP. Nha Trang giao Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Nha Trang khẩn trương xây dựng kế hoạch tổng vệ sinh và thu gom rác trên địa bàn thành phố; cung cấp kế hoạch thu gom rác của Công ty cho UBND các xã, phường, các Công ty, doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn và Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao thành phố để biết và phổ biến cho người dân thực hiện; phối hợp UBND các xã, phường triển khai công tác tổng vệ sinh môi trường và thu gom rác vào lúc 6 giờ 30, thứ Sáu ngày 2-2 (nhằm ngày 23-12 Âm lịch)…

T.Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 26/1/2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghĩa Lộ (Yên Bái) khắc phục hạn hán do khô hanh kéo dài
Trong thời gian qua, do thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít dẫn đến mực nước nhiều sông, suối và hồ, đập trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có thị xã Nghĩa Lộ xuống thấp gây khó khăn trong việc dẫn nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Cảnh báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
Ngày 25/4, các chuyên gia khí tượng cho biết hiện tượng thời tiết El Nino và La Nina - kéo theo những đợt nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán - sẽ diễn ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn trong những năm tới.

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề