Thứ hai, 29/04/2024 11:45 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 12/12/2022

MTĐT -  Thứ hai, 12/12/2022 16:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 12/12/2022. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 12/12/2022.

Nước biển ấm lên làm tàn phá các rừng tảo bẹ

Theo một nghiên cứu của Đại học Otago công bố trên tạp chí quốc tế PLoS ONE vừa qua, rừng tảo bẹ là một trong những hệ sinh thái tự nhiên đa dạng và sinh sản nhiều nhất trên hành tinh. Tuy nhiên, trong khoảng từ 50 - 100 năm qua, nhiều dải rừng tảo bẹ đã mất đi và nhiều rừng tảo bẹ còn lại đang trong tình trạng suy thoái.

Rừng tảo bẹ có thể hấp thu một lượng lớn CO2 trong nước biển. Tuy nhiên, nhiệt độ đại dương tăng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sôi của loài thực vật biển này. Các nhà nghiên cứu New Zealand đã thực hiện nghiên cứu mô phỏng đáy đại dương, qua đó nhận thấy rằng tại các vùng biển có nhiệt độ ấm hơn, tảo bẹ tạo ra nhiều bào tử hơn, nhưng số bào tử "định cư" ở đáy đại dương ít hơn, hoặc nếu có "định cư" thì cũng phát triển chậm hơn.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Otago đang thực hiện một dự án nhằm khôi phục các rừng tảo bẹ ở biển.

Tảo bẹ được tìm thấy ở đáy đại dương là môi trường sống chính của nhiều loài sinh vật biển và có tầm quan trọng về văn hóa, giải trí và thương mại.

Mục đích nghiên cứu của các nhà khoa học New Zealand là tìm hiểu tác động của nhiệt độ nước biển tăng đối với giai đoạn phát triển ban đầu của tảo bẹ.

>>> Xem thêm tại đây

Hà Nội dự kiến thu tiền dịch vụ thoát nước, xử lý nước thải tại 12 quận, thị xã

Giá dịch vụ thoát nước đề xuất tăng dần theo lộ trình 5 năm và thu thông qua giá nước sạch. Cụ thể, năm thứ nhất thu bằng 10% giá nước, năm thứ 5 thu khoảng 35%. Mức giá thành phố đưa ra thấp hơn các tỉnh thành đang thực hiện, cụ thể Đà Nẵng 15%; Nha Trang 30-40%; Bắc Ninh 25-38% và Hải Phòng 20%.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Với giá nước sinh hoạt của Hà Nội hiện là 5.973 đồng/m3, hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt dưới 10 m3 (chiếm 50% tổng hộ gia đình) phải trả theo phương án đề xuất gần 6.000 đồng/tháng (10%) đến hơn 21.000 đồng/tháng (35%). Tuy nhiên, thành phố đang được rà soát tăng giá nước sạch do nhiều doanh nghiệp cung cấp nước cho rằng mức giá áp dụng từ 1/10/2015 đến nay quá thấp.

Những trường hợp phải nộp tiền dịch vụ thoát nước gồm hộ gia đình, hộ kinh doanh, doanh nghiệp, cơ quan hành chính... tại 12 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Tây Hồ, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Long Biên, Hà Đông và 9 phường của thị xã Sơn Tây. Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ một phần hoặc miễn nộp giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải.

Hiện thành phố thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt (10% giá bán một m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Khi thu giá dịch vụ thoát nước, 12 quận và 9 phường của thị xã Sơn Tây sẽ không phải nộp loại phí trên, địa bàn còn lại tiếp tục nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, việc xây dựng đề án giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải được thực hiện theo Nghị định 80/2014. Văn bản này quy định chuyển phí thoát nước thành giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải (gọi tắt là giá dịch vụ thoát nước), từng bước hướng tới mục tiêu thu sẽ phải đủ bù chi, giảm áp lực cho ngân sách, đồng thời tăng ý thức người dân thông qua việc đóng góp và duy trì công trình thoát nước.

>>> Xem thêm tại đây

Thừa Thiên - Huế: Giải pháp nào để thoát nước cho đô thị?

Những năm gần đây, khi tới mùa mưa lũ, lượng mưa lớn đã gây ngập diện rộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, đặc biệt ở khu vực đô thị Huế. Việc nước rút chậm, ngập dài ngày khiến người dân “kêu trời”.

tm-img-alt
Đô thị Huế ngập dài ngày mỗi khi mưa lớn.

Bà T., một người dân sống ở Khu đô thị (KĐT) An Cựu City – TP. Huế cho hay, dù sống ở đô thị kiểu mẫu, khu vực tiện nghi hiện đại, tuy nhiên đến mùa lũ, cứ mưa lớn là ngập cục bộ, mưa kéo dài là ngập dài ngày, nước tràn vào nhà, đặc biệt là khu vực trục đường thấp trũng như đường số 7, số 10… Trận lũ năm 2020, nhiều hộ dân phải di chuyển xe ô tô lên công viên tránh lũ nhưng cũng bị thiệt hại.

Việc nâng cao độ nền đường một số tuyến như Võ Nguyên Giáp, Tố Hữu, Thủy Dương- Thuận An trong KĐT mới An Vân Dương cũng đã “vô hình trung” gây ngập úng cho khu dân cư hiện hữu ở các phường Xuân Phú, An Đông (TP. Huế).

Người dân khu vực này cho rằng, các tuyến đường được nâng cao độ lên 0,5 m trở thành những tuyến đê “chắn nước” làm tình trạng ngập lụt ở các khu vực này ngày một nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, trận lũ vào tháng 10/2022 nhiều nơi còn ngập cao hơn “đỉnh lũ” năm 2020.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Hơn 40 người tham gia thu gom rác thải tại khu đô thị Chí Linh

Mới đây, "CLB biển xanh sạch đẹp" đã ra quân thu gom rác thải từ các bãi đất trống thuộc khu đô thị Chí Linh, thành phố Vũng Tàu. Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường này có hơn 40 người gồm các thành viên của CLB, CB-CNV- NLĐ Công ty CP bất động sản DIC (DIC Resco), Công ty CP dịch vụ môi trường và Công trình đô thị Vũng Tàu (VESCO) và các em học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân.

tm-img-alt
Hơn 40 người tham gia thu gom rác thải. Ảnh: TL.

Sau hơn 3 giờ đồng hồ làm việc cật lực, các thành viên đã thu gom hơn 5 tấn rác gồm chai, lọ, túi ni lông, rác thải sinh hoạt… Đặc biệt là rất nhiều các vật dụng trong gia đình như ghế sofa cũ, nệm cũ, gối… do người dân thải bỏ ra các bãi đất trống đã được thu gom và đưa về khu xử lý chất thải tập trung để xử lý. Việc thu gom rác thải của “CLB biển xanh sạch đẹp” nhằm lan tỏa đến mọi người ý thức bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi, không thải bỏ chất thải tại các bãi đất trống làm ô nhiễm môi trường tại các khu đô thị của TP. Vũng Tàu.

Theo Phòng Quản lý đô thị TP. Vũng Tàu, UBND TP. Vũng Tàu đã công khai mức xử phạt nhằm răn đe các hành vi xả rác. Tuy nhiên, các hành vi xả rác bừa bãi vẫn diễn ra lén lút, khiến việc kiểm soát ô nhiễm trong nội ô thành phố càng khó khăn. TP. Vũng Tàu đã đề xuất Ban chỉ đạo Công nghệ thông tin tỉnh lắp đặt camera khu vực công cộng, các bãi đất trống để quản lý, giám sát việc xả thải…

>>> Xem thêm tại đây

Kon Tum: Khu vực huyện Kon Plông tiếp tục ghi nhận thêm 4 trận động đất

Vào lúc 05 giờ 40 phút 50 giây ngày 11/12, tại huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) đã xảy ra một trận động đất mạnh 3,4 độ richter tại tọa độ (14.851 độ vĩ Bắc, 108.246 độ kinh Đông).

Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, trong đêm qua và rạng sáng nay (11/12), 4 trận động đất liên tiếp đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Vào lúc 05 giờ 40 phút 50 giây ngày 11/12, tại huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) đã xảy ra một trận động đất mạnh 3,4 độ richter tại tọa độ (14.851 độ vĩ Bắc, 108.246 độ kinh Đông). Độ sâu chấn tiêu khoảng 8,0 km. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0. Trước đó là ba trận động đất cường độ từ 2.8 đến 3.3.

Cụ thể, trận động đất đầu tiên xảy ra lúc 00 giờ 41 phút 08 giây tại tọa độ (14.738 độ vĩ Bắc, 108.412 độ kinh Đông) mạnh 2,8 độ richter.

Trận động đất thứ 2 xảy ra lúc 00 giờ 45 phút 04 giây tại vị trí có tọa độ (14.738 độ vĩ Bắc, 108.412 độ kinh Đông) vào lúc 00 giờ 45 phút 04 giây, mạnh 3,3 độ richter.

Trận động đất thứ 3 xảy ra lúc 02 giờ 28 phút 58 giây mạnh 2,9 độ richter tại tọa độ (14.733 độ vĩ Bắc, 108.398 độ kinh Đông).

Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai cho biết, từ năm 1903 đến 2020 khu vực tỉnh Kon Tum ghi nhận 33 trận động đất với cường độ M=2,5 – 3,9. Từ tháng 2/2021, động đất xuất hiện và xu hướng gia tăng. Từ năm 2021 đến nay, nơi đây xảy ra trên 300 trận động đất mới.

>>> Xem thêm tại đây

T.Anh

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 12/12/2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.