Thứ sáu, 26/04/2024 17:04 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 29/3/2023

MTĐT -  Thứ tư, 29/03/2023 16:40 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 29/3/2023. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 29/3/2023 trên Môi trường và Đô thị.

Quảng Ninh: Phát triển lâm nghiệp bền vững

Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng", đã tạo sự chuyển biến rõ nét từ nhận thức đến hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân trong tỉnh, mở ra hướng đi mới trong bảo vệ, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên rừng, tạo động lực quan trọng cho lâm nghiệp Quảng Ninh phát triển nhanh, bền vững.

Phát triển lâm nghiệp bền vững
Người dân xã Thanh Sơn (huyện Ba Chẽ) trồng cây giổi.

Quảng Ninh có diện tích rừng lớn, đứng thứ 18/63 tỉnh, thành trong cả nước với gần 423.000ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp, chiếm 68,4% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh; trong đó, có hơn 370.000ha đất có rừng.

Rừng Quảng Ninh có vị trí đặc biệt quan trọng trong phòng hộ, bảo vệ đầu nguồn, vùng ven biển, bảo tồn đa dạng sinh học, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo chiến lược an ninh nguồn nước, cân bằng hài hòa giữa phát triển công nghiệp, khai khoáng và bảo vệ môi trường, gắn với chuyển đổi phương thức phát triển từ "nâu" sang "xanh" của tỉnh, từng bước phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trên địa bàn tỉnh.

Chỉ thị số 13-CT/TW là chủ trương lớn, mang tầm chiến lược, đánh dấu bước chuyển mới trong công tác lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường, đảm bảo quốc phòng - an ninh của các địa phương. Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành Chương trình hành động số 12-CTr/TU ngày 20/3/2017 thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW trên địa bàn tỉnh; được chỉ đạo thực hiện xuyên suốt, liên tục, gắn với thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên cùng địa bàn tại các địa phương để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.

Phát triển lâm nghiệp bền vững
Người dân xã Hải Lạng (huyện Tiên Yên) chăm sóc cây quế giống.

Với quan điểm, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế, giá trị đa dụng của rừng, trên nguyên tắc không đánh đổi sự tăng trưởng bằng sự hủy hoại rừng, mất rừng, suy thoái rừng, mất đi tính đa dạng sinh học, dẫn đến sự mất cân bằng, ổn định trong thế giới tự nhiên, trong 5 năm gần đây, thực hiện quy hoạch 3 loại rừng gắn với tái cơ cấu lâm nghiệp, tỉnh đã tập trung bảo tồn, phát triển các khu rừng đặc dụng.

Tỉnh duy trì, củng cố 24.904ha rừng đặc dụng tập trung tại 6 khu rừng; hoàn thành xây dựng đề án thành lập mới 3 khu bảo tồn, khu rừng đặc dụng, nâng tổng diện tích quy hoạch rừng đặc dụng từ 29.835ha lên 47.500ha để tích hợp quy hoạch lâm nghiệp quốc gia; khoán bảo vệ rừng tự nhiên; đẩy nhanh tiến độ trồng rừng sản xuất bằng các loài cây gỗ lớn, cây bản địa; nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 55% và nâng cao chất lượng rừng.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY

Hải Dương: 41 mỏ khoáng sản đã và đang thực hiện đóng cửa

Trong đó có 21 mỏ có quyết định đóng cửa hoặc quyết định phê duyệt đề án đóng cửa mỏ, 16 mỏ đang được thẩm định hồ sơ đóng cửa, 4 mỏ đang lập hồ sơ đóng cửa. Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang tiếp tục đôn đốc để đóng 9 mỏ còn lại.

tm-img-alt
Hoạt động khai thác trái phép khoáng sản ngay dưới đất ruộng của một hộ gia đình tại phường Cộng Hòa, TP. Chí Linh. Ảnh: ITN

Những năm trước, việc quản lý trữ lượng khai thác tại các mỏ chủ yếu trên cơ sở báo cáo của doanh nghiệp. Hiện nay, tỉnh đã đo đạc hiện trạng khai thác định kỳ, tính toán cụ thể khối lượng khoáng sản khai thác hằng năm, góp phần bảo đảm chống thất thu ngân sách.

Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như: nhiều giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn nhưng việc đóng cửa mỏ để kéo dài qua nhiều năm.

Thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản hiện nay rất lâu (khoảng 135 ngày), nhiều nội dung quy định trong và sau khi đấu giá chưa rõ ràng, người trúng đấu giá vẫn phải tự thỏa thuận để có diện tích phục vụ khai thác dẫn đến tiến độ kéo dài…

Thanh Hóa: Phê duyệt đề án đóng cửa mỏ cát tại xã Tân Phúc và thị trấn Lang Chánh

Nội dung của quyết định nêu: Phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ cát tại xã Tân Phúc và thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh của Công ty TNHH Khai thác khoáng sản và Dịch vụ thương mại Chí Dũng.

Mục đích việc đóng của mỏ cát để quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và giao lại đất cho nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan; Đảm bảo đưa môi trường, hệ sinh thái tại khu vực khai thác khoáng sản và khu vực bị ảnh hưởng của hoạt động khai thác về trạng thái môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu hoặc đạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn và môi trường, đảm bảo an toàn và phục vụ các mục đích có lợi cho con người.

tm-img-alt
Phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ cát tại xã Tân Phúc và thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh

Vị trí, ranh giới được xác định theo trích lục bản đồ kèm theo Giấy phép số 331/GP-UBND ngày 05/9/2016, gia hạn tại Giấy phép số 160/GP-UBND ngày 22/9/2020 của UBND tỉnh; Khối lượng công việc chủ yếu, đối với khu vực mỏ thuộc thị trấn Lang Chánh (khu vực 1): Đơn vị không phải cải tạo, phục hồi môi trường. Lý do: Khu vực mỏ đã trở về trạng thái an toàn; Đối với khu vực mỏ thuộc xã Tân Phúc (khu vực 2): Vận chuyển khối lượng cát đã khai thác đang tập kết tại khu vực mỏ khoảng 600m3 ; cải tạo địa hình ổn định phù hợp với cảnh quan mặt bằng khu vực mỏ; san gạt khu vực đường ngoại mỏ khu vực lân cận.

Thời gian thực hiện: 02 tháng, kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực, về nguồn kinh phí thực hiện Công ty TNHH Khai thác khoáng sản và Dịch vụ thương mại Chí Dũng chủ động.

tm-img-alt
Ảnh minh họa

Công ty TNHH Khai thác khoáng sản và Dịch vụ thương mại Chí Dũng có trách nhiệm, thực hiện đầy đủ các nội dung, đúng tiến độ theo đề án đóng cửa mỏ được phê duyệt và nêu trong Quyết định này; phối hợp chặt chẽ với UBND huyện Lang Chánh, UBND xã Tân Phúc trong quá trình thực hiện; Bảo đảm tuyệt đối an toàn lao động, bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện đề án đóng cửa mỏ theo quy định; Không lợi dụng việc đóng cửa mỏ để khai thác khoáng sản trái phép và không được vận chuyển khoáng sản ra khỏi khu vực mỏ trong quá trình thực hiện Đề án đóng cửa mỏ; Báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa sau khi hoàn thành công tác cải tạo, phục hồi môi trường khu vực mỏ để nghiệm thu kết quả thực hiện đề án, làm cơ sở báo cáo UBND tỉnh ban hành quyết định đóng cửa mỏ theo quy định.

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Lang Chánh và các đơn vị có liên quan, tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Đề án đóng của mỏ nêu trên của Công ty TNHH Khai thác khoáng sản và Dịch vụ thương mại Chí Dũng đảm bảo theo quy định của pháp luật.

Học sinh Đồng Tháp “Biến rác thải” thành sản phẩm nghệ thuật

Mỗi nhóm từ 10 - 15 thành viên sẽ thiết kế sản phẩm nghệ thuật từ rác thải trong thời gian 45 phút. Qua đó, nhiều sản phẩm như: bình hoa, đồ dùng học tập, bó hoa; túi xách, quần áo được tạo ra từ giấy báo và bọc ni-lon; xe đạp được làm từ ống hút và nắp chai nước... với nhiều màu sắc và sáng tạo. 

tm-img-alt
Các thành viên hào hứng biểu diễn và thuyết trình sản phẩm nghệ thuật do nhóm thiết kế. Ảnh: ITN

Kết thúc chương trình, Ban Tổ chức đã trao giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích cho các đội có sản phẩm đẹp. Đây là hoạt động nhằm giáo dục, tuyên truyền cho các đoàn viên, thanh niên, học sinh về ý thức bảo vệ môi trường, phát huy tính sáng tạo trong học tập và trong cuộc sống.

Cảnh báo sóng thần sau động đất có độ lớn 6,1 tại Nhật Bản

JMA cho biết trận động đất xảy ra lúc 18h18 giờ địa phương cùng ngày. Trận động đất mạnh cấp độ 4 theo thang đo cường độ địa chấn gồm 7 cấp độ của Nhật Bản. Nhiều khu vực thuộc các tỉnh Aomori, Hokkaido và Iwate đã ghi nhận rung chấn. 

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Reuters)

Cũng theo cơ quan trên, trận động đất có tâm chấn nằm ở bờ biển phía Đông của tỉnh Aomori, với độ sâu khoảng 20 km. Hiện chưa có thông tin về thương vong và thiệt hại do trận động đất này gây ra.

T.Anh

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 29/3/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới