Thứ sáu, 26/04/2024 13:10 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 5/1/2023

MTĐT -  Thứ năm, 05/01/2023 16:39 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 5/1/2023. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 5/1/2023.

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia để triển khai có hiệu quả Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Mục tiêu đề ra đến năm 2030 là hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả; nâng cao năng lực dự báo và phòng, chống thiên tai của người dân và cộng đồng; tăng cường khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng; xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để chủ động phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.

tm-img-alt
Lũ quét gây nhiều thiệt hại ở Kỳ Sơn, Nghệ An năm 2022 (Ảnh VOV).

Chính phủ đặt mục tiêu cụ thể giảm tối thiểu 10% thiệt hại về người so với giai đoạn 2010 – 2020, trong đó tập trung giảm thiệt hại do lũ, lũ quét, sạt lở đất; thiệt hại về kinh tế không vượt quá 1,2% GDP hàng năm.

Chương trình của Chính phủ đặt ra là xây dựng quốc gia có khả năng dự báo, cảnh báo thiên tai kịp thời. Khả năng nhận thức về rủi ro và kỹ năng phòng chống thiên tai cũng như năng lực tham mưu tại chỗ và quản lý rủi ro thiên tai, cộng đồng xã hội an toàn trước thiên tai, tạo điều kiện phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Chương trình cũng đề ra nhiệm vụ và giải pháp đối với từng vùng. Cụ thể, đối với vùng núi phía Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sẽ tập trung chủ động phòng tránh lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt; ứng phó, thích nghi với mưa đá, rét hại, hạn hán, sạt lở ven sông…Tăng cường các biện pháp dự báo, cảnh báo thiên tai; quản lý và bảo vệ rừng phòng hộ; đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng chống chịu thiên tai; hiện đại hóa hệ thống thủy lợi đảm bảo phòng, chống hạn, tiêu thoát nước, vận hành hiệu quả các hồ chứa nước…

Bắc Giang tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm khai thác khoáng sản trái phép

Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) khẩn trương hoàn thành công tác kiểm tra việc thực hiện cấp phép, quản lý sau cấp phép khai thác khoáng sản của UBND các huyện, thành phố theo văn bản được UBND tỉnh ủy quyền.

Việc thực hiện của Sở TN&MT được UBND tỉnh ủy quyền đối với các nội dung về lĩnh vực tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Kết quả báo cáo, đề xuất UBND tỉnh đối với các nội dung bảo đảm đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Tập trung rà soát, nghiên cứu, tổng hợp những vướng mắc, bất cập hiện có tại địa phương trong quá trình tổ chức thực thi văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực khoáng sản.

Kịp thời kiểm điểm, xử lý trách nhiệm người đứng đầu địa phương (cấp huyện, xã) để hoạt động khai thác khoáng sản sai phép, trái phép trên địa bàn, nhất là các mỏ đất đắp nền, khu vực thi công san gạt, cắt tầng, hạ độ cao có diễn biến phức tạp, kéo dài mà không nắm được hoặc nắm được nhưng không chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo thẩm quyền hoặc báo cáo, đề xuất cơ quan cấp trên theo quy định.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm tăng cường quản lý, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác khoáng sản sai phép, trái phép, nhất là các địa điểm cấp phép khai thác, san gạt, hạ độ cao và vi phạm các quy định khác trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Chỉ đạo Phòng TN&MT, UBND cấp xã thường xuyên phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra, ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép, sai phép tại địa phương; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm tại đây

Đà Nẵng dẫn đầu về thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường

Bộ Tài Nguyên và Môi Trường vừa công bố bảng xếp hạng kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường năm 2021 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PEPI 2021), trong đó TP Đà Nẵng dẫn đầu với 79.82 điểm.

Năm 2020 là năm đầu tiên Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành xếp hạng theo Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường và mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đồng thời, đánh giá hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, khuyến khích nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước và người dân trong công tác bảo vệ môi trường. Bộ chỉ số PEPI được cấu trúc thành hai nhóm: Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường và Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng môi trường sống. Có 27 chỉ số thành phần để đánh giá chỉ số PEPI.

tm-img-alt
Thành phố Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường năm 2021. Ảnh minh họa

Kết quả xếp hạng kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường năm 2021 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PEPI 2021) của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng điểm bộ chỉ số PEPI thành phố Đà Nẵng là 79.82 điểm, đứng đầu danh sách 63 tỉnh, thành phố cả nước. Tiếp sau đó là Bà Rịa Vùng tàu với 78.79 điểm, xếp thứ 3 là Trà Vinh với 77.52 điểm. Tổng điểm bộ chỉ số PEPI thấp nhất là tỉnh Đắc Nông với 51.30 điểm.

Căn cứ kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường năm 2021, Bộ Tài nguyên và Môi trưởng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức quán triệt, có giải pháp đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, cải thiện kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường cho các năm tiếp theo.

>>> Xem thêm tại đây

Vĩnh Long cần quan tâm quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường

Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 02/TB-VPCP truyền đạt kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long.

Cụ thể, tỉnh Vĩnh Long có vị trí địa lý nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi, có tiềm năng rất lớn để phát triển nông nghiệp; là vùng đất "địa linh nhân kiệt", có truyền thống cách mạng, anh dũng, kiên cường, nhiều người con của quê hương Vĩnh Long anh hùng là nhà lãnh đạo cách mạng kiên định, mẫu mực, có uy tín.

Năm 2022, tỉnh đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, trong đó tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng khoảng 8,2%; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng 25%, một số nhóm ngành có sự phục hồi nhanh như công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 30,79%,...

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Tỉnh đã làm tốt công tác an sinh xã hội, công tác xóa đói giảm nghèo, phòng, chống dịch COVID-19 và tiêm vaccine được triển khai quyết liệt, hiệu quả...

Kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là tích cực nhưng vẫn còn một số hạn chế, thách thức cần khắc phục như: Phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có; chưa có đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội; công tác lập quy hoạch còn chậm; môi trường đầu tư, năng lực cạnh tranh còn hạn chế...

>>> Xem thêm tại đây

T.Anh

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 5/1/2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.