Thứ sáu, 26/04/2024 13:16 (GMT+7)

Tin tức thời sự 24h mới nhất, nóng nhất ngày 12/7/2020

MTĐT -  Chủ nhật, 12/07/2020 10:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức thời sự 24h mới nhất, nóng nhất ngày 12/7/2020. Cập nhật tin tức thời sự 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 12/7/2020

Ngành thú y Việt Nam 70 năm đồng hành cùng đất nước

Sáng 11-7, tại Hải Phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) phối hợp UBND TP Hải Phòng tổ chức trọng thể kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành thú y Việt Nam (11-7-1950-11-7-2020) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng dự và phát biểu ý kiến.

Cùng dự có đông đảo đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư; TP Hải Phòng và các tỉnh, thành phố, cùng đại diện các tổ chức quốc tế.

Tại lễ kỷ niệm, Thứ trưởng NN và PTNT Phùng Đức Tiến đã đọc Thư của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi cán bộ, công chức, viên chức người lao động và doanh nghiệp ngành thú y nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh gắn Huân chương Lao động hạng Nhất lên cờ truyền thống của ngành thú y Việt Nam.

Trong thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng chúc mừng, ghi nhận, đánh giá, biểu dương các thành tích mà ngành thú y đã đạt được. Đồng thời, mong muốn ngành cần quyết liệt đổi mới, đoàn kết thống nhất, trách nhiệm, hiệu quả và chủ động hội nhập... Đặc biệt, trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sinh thái, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật…

Trong diễn văn tại kỷ niệm, Bộ trưởng NN và PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, 70 năm xây dựng và phát triển, ngành thú y đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hệ thống thú y các cấp, các doanh nghiệp hoạt động về thú y ngày càng lớn mạnh, chuyển giao và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất các sản phẩm chăn nuôi và các sản phẩm thú y; tổ chức phòng, chống và kiểm soát tốt các loại dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh nguy hiểm, bệnh truyền lây từ động vật sang người; xây dựng hơn 2.000 vùng, chuỗi sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh; tham gia tổ chức nghiên cứu, sản xuất nhiều sản phẩm chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và hằng năm xuất khẩu với tổng kim ngạch đạt khoảng 10 tỷ USD; sản xuất hơn 12 nghìn sản phẩm thuốc thú y, đáp ứng hơn 80% nhu cầu thuốc phòng trị bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản; xuất khẩu thuốc thú y tới hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ với kim ngạch hàng chục triệu USD/năm; chủ động sản xuất được hầu hết các loại vắc- xin phòng chống các bệnh quan trọng như: cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng, dại và nhiều sản phẩm phục vụ công tác chẩn đoán, xét nghiệm…

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, thay mặt Đảng, Nhà nước, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh chúc mừng và biểu dương thành tích, sự nỗ lực phấn đấu cùng những đóng góp to lớn của các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đội ngũ làm công tác thú y trong 70 năm qua.

Phó Chủ tịch nước cũng trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, hợp tác hiệu quả của bạn bè quốc tế đối với sự phát triển của ngành NN và PTNT Việt Nam, đặc biệt là Tổ chức Thú y thế giới (OIE) đã tích cực hỗ trợ tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh sản xuất thuốc vắc-xin, thuốc thú y… tạo điều kiện thuận lợi để ngành thú y Việt Nam thực hiện tốt vai trò của quốc gia thành viên và phát triển mạnh mẽ.

Phó Chủ tịch nước đánh giá cao sự vào cuộc, phối hợp hiệu quả và trách nhiệm của các ngành, các địa phương và các tầng lớp nhân dân đã luôn đồng hành cùng ngành thú y và ngành NN và PTNT trên các mặt trận phòng, chống dịch bệnh động vật, kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, góp phần tích cực vào sự phát triển của ngành thú y nói riêng, ngành NN và PTNT và phát triển của đất nước nói chung.

Trước những yêu cầu đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế, tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh còn diễn biến khó lường, Phó Chủ tịch nước mong muốn ngành thú y nói riêng và ngành NN và PTNT nói chung cần tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang để phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Đặc biệt là vấn đề bảo đảm an ninh lương thực và là trụ đỡ của nền kinh tế quốc dân...

Nhân dịp này, Phó Chủ tịch nước cũng ghi nhận và đánh giá cao sự phát triển mạnh mẽ, tiến bộ vượt bậc của TP Hải Phòng trong những năm gần đây. Riêng trong năm 2019, chỉ số GRDP của thành phố tăng 16,68%, gấp 2,4 lần bình quân chung của cả nước. Hải Phòng cũng là địa phương duy nhất trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ không có ca mắc Covid-19; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ vừa phòng, chống dịch bệnh vừa tăng trưởng kinh tế, giữ vững đà tăng trưởng kinh tế tốp đầu cả nước...

Biểu dương, chúc mừng những nỗ lực, những thành tựu ngành NN và PTNT đạt được trong thời gian qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu, Bộ NN và PTNT cần triển khai các giải pháp tích cực trong thực hiện mục tiêu chiến lược đến năm 2030, nước ta có ngành chăn nuôi phát triển tiên tiến, đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển chung của đất nước và đối phó hiệu quả với tình hình dịch bệnh xuyên biên giới... Trong đó, ngành cần tiếp tục tập trung chỉ đạo tổ chức phòng, chống, kiểm soát tốt các loại dịch bệnh, nhất là dịch tả lợn châu Phi và các loại dịch có khả năng lây lan sang người; tổ chức kiểm soát giết mổ, đẩy mạnh hoạt động xây dựng chuỗi an toàn dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh thực phẩm; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thực hiện tốt vai trò thành viên của Tổ chức Thú y thế giới; thực hiện kiện toàn, củng cố, tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, nhất là thú y cơ sở; phối hợp tổ chức giám sát, thực hiện pháp luật về thú y; hoàn thiện đề án tăng cường năng lực ngành thú y...

Nhân dịp này, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất - phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước tặng ngành thú y Việt Nam; Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng trao Bằng khen của Thủ tướng tặng hai tập thể và bốn cá nhân ngành thú y có thành tích xuất sắc.

Thái Lan ghi nhận số ca bệnh cao nhất theo ngày trong nhiều tuần

Ngày 11/7, Thái Lan cho biết nước này ghi nhận thêm 14 ca bệnh mới, mức tăng theo ngày cao nhất trong nhiều tuần qua.

Tuy nhiên, tất cả đều là công dân Thái Lan trở về từ nước ngoài và hiện đang được cách ly.

Theo Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA), trong số ca nhiễm mới nói trên, 12 người trở về từ Sudan, 1 người về từ Mỹ và người còn lại về từ Bahrain.

Hiện tổng số ca bệnh tại Thái Lan tăng lên 3.216 người và tổng số ca tử vong là 58 trường hợp.
Thái Lan không có ca nhiễm mới nào trong cộng đồng trong 50 ngày liên tiếp vừa qua. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang phải đối mặt với làn sóng dịch bệnh thứ 2, giới chức Thái Lan cho rằng nước này cần duy trì quan điểm cấm các chuyến bay hồi hương đối với toàn bộ du khách.

Không loại trừ khả năng dịch bệnh có thể quay trở lại Thái Lan, giới chức nước này kêu gọi người dân không nên mất cảnh giác mà không đeo khẩu trang hoặc không tuân thủ quy định giãn cách xã hội.

Theo phóng viên TTXVN tại Vientiane, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống COVID-19 Lào ngày 11/7 cho biết tính tới 17 giờ ngày 10/7, nước này không phát hiện trường hợp nào dương tính với virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ngày không có ca nhiễm mới lên 90 ngày liên tiếp.

Hiện Lào ghi nhận tổng cộng 19 ca bệnh và tất cả đều đã được chữa khỏi và xuất viện.

Liên quan tới trường hợp 1 công dân Myanmar làm việc Đặc khu kinh tế Tam Giác Vàng, tỉnh Bokeo, miền Bắc Lào sau khi về nước cách ly cùng với lao động trở về từ nhiều nước khác tại Yangoon, thì phát hiện dương tính virus SARS-CoV-2, Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 tỉnh Bokeo ngày 10/7 cho biết đã kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm và cách ly 4 người Myanmar khác từng sinh sống cùng với bệnh nhân và hiện vẫn đang làm việc tại khu vực nói trên.

Các kết quả xét nghiệm của 4 người này tại tỉnh Bokeo và thủ đô Vientiane đều là âm tính. Giới chức tỉnh Bokeo của Lào cho rằng rất có khả năng lao động Myanmar nói trên bị lây chéo trong quá trình cách ly ở Yangoon.

Theo thông báo, mặc dù tới thời điểm hiện tại, tỉnh Bokeo của Lào vẫn chưa phát hiện bất cứ ca mắc COVID-19 nào, tuy nhiên do là tỉnh có tiếp giáp Trung Quốc, Thái Lan và Myanmar, nên là địa bàn có nguy cơ cao, do vậy cần cảnh giác đề phòng và thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch bệnh của Chính phủ Lào.

Chiều 11/7, Đặc khu Hành chính Hong Kong (Trung Quốc) cho biết khu vực này tiếp tục ghi nhận 29 ca mắc bệnh COVID-19, trong đó có 17 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Ngoài ra, có 33 ca xét nghiệm sơ bộ dương tính với virus SARS-CoV-2.

Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, 12 ca từ nước ngoài trở về là từ các nước Anh, Pháp, Đức, Philippines, trong đó có người giúp việc, thủy thủ và thành viên tổ bay.

Người phụ trách Trung tâm bảo vệ sức khỏe Hong Kong cho biết đợt bùng phát dịch lần này có thể là tình hình nghiêm trọng nhất kể từ khi dịch bệnh xuất hiện ở đặc khu này hồi tháng 1/2020.

Các ca lây nhiễm trong cộng đồng nằm rải rác ở nhiều khu vực, viện dưỡng lão thậm chí cả trường học cũng có các ca lây nhiễm
Giới chức Hong Kong tiếp tục kêu gọi người dân hạn chế các hoạt động công cộng, tránh đến những nơi tập trung đông người nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Tính đến nay, Hong Kong ghi nhận tổng số ca mắc COVID-19 là 1.432 ca, trong đó có 7 ca tử vong.

Tổng thư ký LHQ kêu gọi các hệ thống KT-XH công bằng trong ứng phó Covid-19

Tại một hội nghị trực tuyến do Hiệp hội quốc tế về AIDS tổ chức, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres và các tổ chức quốc tế hôm 11/7 kêu gọi các hệ thống kinh tế- xã hội công bằng hơn, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn lây lan mạnh sau hơn nửa năm bùng phát và gây tác động tới mọi mặt đời sống.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres  (Ảnh: NPR)

Trong thông điệp, Tổng thư ký Antonio Guterres nhấn mạnh, mọi kế hoạch phục hồi sau đại dịch cần phải dựa trên sự công bằng kinh tế và xã hội. Ông đồng thời kêu gọi, bất kỳ loại vaccine phòng chống Covid-19 tiềm năng nào trong tương lai cũng nên là “vắc-xin của nhân dân”. Mọi quốc gia, mọi người dân đều có quyền tiếp cận công bằng.

“Cuộc khủng hoảng Covid-19 là một hồi chuông cảnh tỉnh. Các nền kinh tế và xã hội phải được định hình lại, hướng tới sự công bằng và toàn diện hơn. Mọi phương pháp điều trị hiệu quả và vaccine phòng chống Covid-19 trong tương lai phải dành cho tất cả người dân ở khắp mọi nơi trên thế giới như một loại thuốc công cộng toàn cầu, vaccine của nhân dân. Bởi những lỗ hổng dù là trong ứng phó đại dịch Covid-19 hay HIV đều bắt nguồn từ sự bất bình đẳng và các ham muốn chính trị" - Tổng thư ký Antonio Guterres cho biết.

Chia sẻ quan điểm này, tỷ phú Bill Gates, nhà sáng lập tổ chức từ thiện lớn nhất thế giới Quỹ Bill & Melinda Gates cho rằng, vaccine không nên chỉ dành cho những người có khả năng trả giá cao nhất thay vì cho những người và những nơi cần vaccine nhất. Theo ông, điều này sẽ chỉ càng khiến thế giới phải đối mặt với một đại dịch dài hơn và bất công hơn.

Những phát biểu này được đưa ra trong bối cảnh thế giới đang trong cuộc đua chinh phục vắc-xin phòng chống Covid-19. Chỉ riêng tại Mỹ, nước này đã rót hàng tỷ USD vào các tập đoàn dược phẩm như Johnson&Johnson, Moderna, Novavax hay AstraZeneca để phát triển vaccine.

Johnson&Johnson mới đây đã đặt mục tiêu sản xuất 1 tỷ liều vaccine, trong khi Pfizer và BioNTech là 1,2 tỷ liều vào cuối năm 2021.

Việt Nam là cầu nối quan trọng giữa Hoa Kỳ và ASEAN

Nhân 25 năm Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ, ông Brian Eyler, Giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm nghiên cứu Stimson (Hoa Kỳ) đã trả lời phỏng vấn của phóng viên, đánh giá về kết quả hợp tác hai nước thời gian qua cũng như triển vọng quan hệ song phương.

Theo ông Eyler, trong 25 năm qua, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã có một bước chuyển biến đặc biệt, đó là từ “cựu thù sang đối tác”. Hai bên cũng chia sẻ nhiều giá trị chung như tự do, cởi mở và nhiều vấn đề bao quát. Ông Eyler cho rằng việc chuyển mối quan hệ từ xung đột sang hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh là thành tựu đáng ghi nhận trong quan hệ song phương. Hai bên đã hợp tác chặt chẽ nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh, giải quyết những vấn đề liên quan đến chất độc da cam, rà phá bom mìn, hỗ trợ những người tàn tật và những cá nhân, cũng như cộng đồng bị ảnh hưởng, và tiến trình hợp tác này vẫn cần tiếp diễn. Ông khẳng định đây là nền tảng quan trọng của mối quan hệ kinh tế và thương mại, cũng như những lợi ích về an ninh và quốc phòng mà hai bên đạt được.

Ảnh minh họa: vov.vn. 

Đề cập yếu tố quyết định sự ổn định của mối quan hệ giữa hai nước, ông Eyler nhấn mạnh phía Hoa Kỳ có được những lợi ích về đầu tư, thương mại bởi Việt Nam là một đối tác kinh tế hàng đầu ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ngày càng có nhiều sản phẩm của Hoa Kỳ được làm tại Việt Nam và các sản phẩm của Việt Nam đạt chất lượng cao hơn so với các nước khác trong khu vực. Ngoài ra, Việt Nam đang đóng vai trò là cầu nối quan trọng giữa Hoa Kỳ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), mở ra các hình thức tham gia vào phát triển, các vấn đề kinh tế và môi trường trong khu vực.

Để quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển trong thời gian tới, ông nhận định ngoài hợp tác trong việc giải quyết hậu quả chiến tranh, hai nước cần thúc đẩy phối hợp nhiều hơn về các vấn đề giáo dục, y tế và môi trường. Hầu hết các phân tích đều cho rằng cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều phải đối mặt với những tác động của biến đổi khí hậu nghiêm trọng trong tương lai gần. Hai nước có thể hợp tác cùng nhau để chia sẻ các kinh nghiệm tốt nhất và các nguồn lực. Theo ông, đây chắc chắn là sự hợp tác hai bên cùng có lợi, và Hoa Kỳ có có thể học hỏi từ Việt Nam, giống như cách Hoa Kỳ đã học hỏi và nhận được hỗ trợ từ Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Ngoài ra, hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh tiếp tục là một thách thức và các quan chức chịu trách nhiệm thực thi của Chính phủ Hoa Kỳ trong các thập niên qua hoặc là đã nghỉ hưu hoặc không còn làm công việc này. Ông nêu rõ những người kế cận từ cả Việt Nam và Hoa Kỳ cần tiếp tục hàn gắn vết thương chiến tranh, và để tiếp tục quá trình này cũng cần sự hỗ trợ ổn định hơn nữa từ phía Hoa Kỳ.

Ông Brian Eyler bày tỏ tin tưởng rằng tương lai của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là rất tươi sáng và điều này đòi hỏi sự hợp tác của cả hai phía. Ông khẳng định ngay từ đầu, mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã được thúc đẩy và luôn nhận được sự đồng thuận của hai đảng tại Hoa Kỳ.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức thời sự 24h mới nhất, nóng nhất ngày 12/7/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.