Thứ sáu, 03/05/2024 01:21 (GMT+7)

Tọa đàm “Phát triển xanh - Cách tiếp cận cho các thương hiệu Việt”

Ngọc Anh -  Thứ tư, 16/08/2023 10:20 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tọa đàm đã mang tới những phiên đối thoại thẳng thắn, những góc nhìn chuyên sâu và cả những xu thế mới về chuyển dịch xanh tại Việt Nam và trên thế giới.

Toạ đàm do Brand Finance và Công ty CP Mibrand Vietnam tổ chức ngày 15.8.

tm-img-alt
Quang cảnh buổi toạ đàm

Chia sẻ tại Toạ đàm, ông Hoàng Minh Chiến – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: "Trước tình trạng biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng do hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, thế giới hiện đang chuyển hướng sang tiêu dùng xanh, phát triển xanh, thực hiện kinh tế tuần hoàn. Do đó, doanh nghiệp cần hướng tới sản xuất xanh, giảm phát thải khí nhà kính và thực hiện trách nhiệm xã hội."

Theo khảo sát của Cục phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Doanh nghiệp Việt Nam chiếm đến 98% doanh nghiệp nhỏ và vừa đây là hạlaftrog đầu tư cho đổi mới công nghệ, đầu tư cho phát triển xanh. Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp tiên phong đi đầu trong sản xuất xanh đều là các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp đại chúng, doanh nghiệp có tiềm lực và có sản phẩm xuất khẩu. Do vậy, những doanh nghiệp này phải đón đầu xu thế.

Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu dừng lại ở mức độ cân nhắc chứ chưa có bước triển khai toàn diện hoặc có tính đầu tư lớn. Và theo khảo sát trên, có đến 70% doanh nghiệp chưa hiểu rõ thế nào là kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn cũng như lợi ích mang lại từ hoạt động trên; 83% doanh nghiệp cho rằng phát triển bền vững giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, thương hiệu; 57% doanh nghiệp nhận thấy sự cần thiết phải hướng tới phát triển bền vững đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như: EU, Nhật, Mỹ.

Ông Hoàng Minh Chiến cũng chỉ ra các thách thức lớn đối với doanh nghiệp hiện nay trong thực hiện kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh, cụ thể: Doanh nghiệp không có nhiều am hiểu về tiêu chuẩn về môi trường và trách nhiệm xã hội; Chi phí nguồn lực của doanh nghiệp còn hạn chế từ đó khó khăn trong công tác đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo; vì là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên chủ yếu ứng dụng công nghệ sản xuất cũ; quá trình doanh nghiệp theo đuổi phát triển bền vững gặp rủi ro nguyên nhân được cho là yếu kém trong quản trị; Chính phủ, Bộ, ngành đã có định hướng và chính sách khuyến khích phát triển bền vững tuy nhiên mới chỉ dừng lại nâng cao nhận thức chứ chưa có giải pháp mang tính cụ thể và hiệu quả hơn.

Để giúp doanh nghiệp chủ động thực hiện kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, ông Hoàng Minh Chiến cho rằng, doanh nghiệp cần tư duy đúng, đặc biệt các doanh nghiệp nên tận dụng các ưu đãi của các FTA nhất là FTA thế hệ mới. Doanh nghiệp cần phải đáp ứng một số tiêu chí mà các FTA cũng như thị trường quốc tế đặt ra. Doanh nghiệp cũng cần tiếp cận theo hướng đổi mới sáng tạo, dịch vụ xanh. Đồng thời, doanh nghiệp phải khẳng định được với cộng đồng xã hội, cơ quan quản lý về kết quả của doanh nghiệp trong thực hiện phát triển xanh cũng như phải kiên định mục tiêu phát triển xanh của mình.

Đồng quan điểm trên, ông Lại Tiến Mạnh – Giám đốc Điều hành Công ty CP Mibrand Việt Nam cho rằng: Khi mà nói đến tiếp cận theo con đường phát triển xanh điều đầu tiên nghĩ ngay đến đó là tiềm lực tài chính, và điều kiện doanh nghiệp có thể thực hiện để đạt được những chuyển biến lớn như vậy không.

Cũng theo ông Lại Tiến Mạnh, có nhiều cách tiếp cận và cách thực hiện phát triển xanh, những hành động dù nhỏ nó vẫn đi theo tiêu chuẩn của phát triển bền vững bao gồm tiết kiệm năng lượng, sử dụng sản phẩm tái chế, giảm thiểu chất thải… nó giúp chúng ta từng bước đi trên con đường phát triển bền vững, phát triển xanh chưa cần phải nghĩ đến cái quá lớn, quá vĩ mô với sự đầu tư lớn. Điều đó cho thấy phát triển xanh phải bắt nguồn từ tư duy, từ mong muốn chính bản thân nội tại doanh nghiệp. Từ những tư duy đó dần hành động cụ thể, theo tôi bắt đầu tư cái nhỏ thôi cái vừa sức của mình trước khi có khả năng làm ái lớn hơn, đây là bước đi đầu tiên trên con đường phát triển xanh.

Ông Alex Haigh- Giám đốc điều hành Khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Brand Finance: Hiện quan điểm của người tiêu dùng là ủng hộ những sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường. Đây cũng là định hướng để các doanh nghiệp có định hướng trong phát triển của mình. Các hoạt động đầu tư vào môi trường bền vững sẽ mang lại một số giá trị nhất định cho doanh nghiệp, khi doanh nghiệp làm tốt công tác bảo vệ môi trường thì người tiêu dùng đánh giá cao doanh nghiệp đó và ủng hộ sản phẩm đó nhiều hơn.

Phát triển xanh không chỉ đơn thuần là một xu hướng mà đang trở thành một yếu tố cấp thiết và bắt buộc trong ngành kinh doanh trên toàn thế giới hiện nay. Các doanh nghiệp Việt cũng không đứng ngoài xu thế này. Thực tế cho thấy phát triển xanh đã và đang mang lại nhiều lợi ích thiết thực cả về kinh tế lẫn những giá trị vô hình, giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia vào quá trình toàn cầu hóa. Với những thách thức về môi trường và xã hội ngày càng gia tăng đó, việc xây dựng một hình ảnh thương hiệu có trách nhiệm và bền vững trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Bạn đang đọc bài viết Tọa đàm “Phát triển xanh - Cách tiếp cận cho các thương hiệu Việt”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Đội phản ứng nhanh về vệ sinh môi trường
Biệt danh ấy được anh em trong công ty gọi thân mật như đã nêu bật sự năng động, trách nhiệm trong công việc; có việc là lên đường bất kể thời tiết… của các thành viên Tổ xe 2 thuộc Chi nhánh Đống Đa, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội.