Thứ ba, 30/04/2024 09:50 (GMT+7)

TP.HCM có tránh được trận ngập lịch sử như Hà Nội?

MTĐT -  Thứ hai, 13/06/2022 21:40 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Năm 2008, Hà Nội hứng chịu trận ngập úng kinh hoàng với lượng mưa lên đến 170mm - lớn nhất lịch sử do mưa gây ra. Các nhà quản lý thủ đô và người dân cho rằng chuyện này vài trăm năm mới có một lần.

Nhưng ngày 29 và 30/5/2022 (tức 14 năm sau), những trận mưa lớn với thời gian mưa dài hơn, lượng mưa có nơi lên đến 182mm, đã làm Hà Nội rơi vào cảnh ngập khủng khiếp với mức ngập sâu hơn, rộng hơn năm 2008. Toàn TP bị tê liệt, đời sống bị đảo lộn, thiệt hại về vật chất rất lớn, hàng ngàn xe hơi, xe máy bị hỏng, nhà cửa hàng hóa bị ngập nước, hoạt động của thủ đô bị ngưng trệ vài ngày.

Trận mưa cho thấy năng lực thoát nước của Hà Nội hoàn toàn thúc thủ, cho dù sau hơn 10 năm hệ thống kỹ thuật đối phó với ngập nước đã tốt hơn. Bởi hệ thống thoát nước của TP chỉ đáp ứng cho các trận mưa có cường độ trung bình 70mm/2 giờ. Sau trận mưa này người dân Hà Nội không còn tin vào luận lý “trăm năm mới xảy ra một lần nữa”, mà mưa to, nước ngập sẽ diễn ra thường xuyên hơn, bởi biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, dày đặc hơn, còn giới quản lý, quy hoạch và kiến trúc Hà Nội lại bắt đầu thảo luận lý do, đề xuất các phương án ứng phó.

Từ câu chuyện ngập của Hà Nội, người ta dần hiểu ra các giải pháp kỹ thuật nhằm thoát nước cưỡng bức không mang lại kết quả như mong muốn. Hà Nội có trạm bơm Yên Nghĩa được coi lớn nhất Đông Nam Á, cùng hàng chục bơm di động công suất lớn, nhưng đã không phát huy tác dụng trước trận mưa lớn ngày 29-5 vừa qua. Bởi không có kênh thu gom nước về trạm, còn các trạm bơm có công suất lớn đặt rải rác trên địa bàn Hà Nội không phát huy được tác dụng, một phần do lượng nước quá nhiều, phần khác nước hút lên không biết chuyển đi đâu vì diện tích ngập phủ quá rộng. Trong khi đó, các cống thoát nước không đủ sức tải nước mưa lớn dù đã tăng tiết diện cống, vì vấn đề quan trọng nhất là Hà Nội thiếu chỗ chứa nước tạm thời.

Hà Nội (TP trong sông) vốn nằm trên vùng đất dày đặc ao hồ, sông, rạch. Trước 1990, Hà Nội không bao giờ bị ngập bởi nước mưa, nếu có do triều cường sông Hồng dâng quá cao tràn vào. Nhưng nay lũ sông Hồng không còn đe dọa Hà Nội nữa, do Trung Quốc làm quá nhiều đập và hồ chứa, nên nước không về nhiều nữa, con đê sông Hồng coi như kết thúc vai trò lịch sử.

TP.HCM có tránh được trận ngập lịch sử như Hà Nội?
Mưa lớn chiều 29/5 nhấn chìm nhiều đường phố Hà Nội.

Sau 1995, Hà Nội tiến hành đô thị hóa nhanh, ao hồ bị lấp để lấy mặt bằng xây dựng. Theo thống kê mới nhất của Sở Xây dựng Hà Nội, toàn TP hiện chỉ còn lại 111 hồ với tổng diện tích 1.165ha. Nhiều diện tích ao hồ đã bị san lấp và lấn chiếm. Chỉ trong vòng hơn 30 năm, tính từ 1990 trở lại đây, Hà Nội đã có tới 21 hồ bị xóa sổ, hơn 150ha diện tích mặt nước hồ “bốc hơi”. Hồ lớn nhất là hồ Tây cũng không thoát được “cơn lốc bê tông hóa”. Trước đây, hồ rộng tới hơn 500ha, nhưng sau khi kè bờ để làm đường (năm 2010), nay chỉ còn khoảng 460ha. Diện tích ao hồ bị thu hẹp cũng làm giảm khả năng tiêu thoát, điều hòa nước mưa của đô thị, khiến tình trạng ngập úng lan rộng.

Hà Nội, TP.HCM là TP ven sông, biển nên việc giải quyết triệt để nạn ngập nước là không thể, mà chỉ có thể giảm ngập, rút ngắn thời gian ngập, thoát nước nhanh, nhất là trong bối cảnh dân số tăng nhanh, khu vực đô thị hóa mới liên tục xuất hiện. Một trong các giải pháp giúp giảm ngập nhanh là gia tăng thoát nước tự nhiên, tăng diện tích khoang chứa nước ngầm và bề mặt. Hà Nội cần kiên quyết không để mất thêm diện tích ao hồ, khôi phục lại các ao hồ bị lấn chiếm, nhất là các ao hồ có diện tích lớn như hồ Tây, Hạ Đình, Linh Quang, Xuân Quế, Sơn Thủy, Bà Đồ, Đà Sen, hạn chế tối đa bê tông hóa bề mặt.

Trong bối cảnh tương tự, TP.HCM vốn là TP sông nước. Trước năm 1975, TP.HCM có hơn 500 con kênh, rạch với chiều dài hơn 3.000km. Hình thức thoát nước của TP Sài Gòn lúc đó chủ yếu là thoát nước tự nhiên qua kênh rạch, ngấm xuống đất và chảy tràn trên bề mặt để dồn về túi nước ở Nam Sài Gòn. Từ khi tiến hành đô thị hóa nhanh, các ao hồ, kênh rạch bị san lấp, lấn chiếm rất nhiều, nên khả năng trữ nước mưa, nước triều và dẫn dòng ra bên ngoài giảm, nhiều hồ bị lấp như hồ Kỳ Hòa, các hồ lớn bị thu hẹp đáng kể, đặc biệt là vùng trũng chứa nước Nam Sài Gòn bị tôn nền làm khu dân cư mới.

Hiện nay, TP.HCM đang tiến hành xây dựng một số công trình chống ngập như công trình 10.000 tỷ đồng của Công ty Trung Nam. Nhưng TP không nên đặt cược vào công trình này, bởi thực tế cho thấy diễn biến của thủy triều những năm gần đây rất phức tạp, đỉnh triều liên tục năm sau cao hơn năm trước, năm 1990 đỉnh triều 1,5cm năm 2022 là 1,72cm. Do vậy, TP.HCM cần dành sự quan tâm đặc biệt và quyết liệt theo đuổi chiến lược thoát nước tự nhiên như giải pháp bổ sung hiệu quả.

Điều ai cũng dễ nhận thấy, nếu khai thông trở lại 5 hệ thống kênh trục, gồm Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Tân Hóa-Lò Gốm, Tàu Hủ-kênh Đôi-kênh Tẻ; Bến Nghé; Tham Lương-Bến Cát-Vàm Thuật; các con rạch như Văn Thánh, Cầu Sơn-Cầu Bông, Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Hân, Ông Tiêu, Miếu Nổi, Bùng Binh… TP sẽ không còn ngập nặng nữa.

Việc khôi phục hệ thống thoát nước tự nhiên sẽ mang lại nhiều lợi ích, giúp TP thoát ngập bền vững, trả lại tên cho vùng đất này là “TP sông nước”, làm cho TP mát mẻ hơn và cố nhiên khách du lịch sẽ đến nhiều hơn, cuộc sống của người dân sẽ dễ chịu hơn. Việc khai thông trở lại các dòng kênh rạch rất khó vì nó rất tốn kém, nhưng không phải không làm được.

Minh chứng rõ ràng nhất cho chuyện này là một loạt dự án khai thông kênh thành công như kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm, Hàng Bàng; các rạch Sơ Rơ, Rỗng Tùng (quận 12), Bầu Hòn (TP Thủ Đức). Tính chung đến nay, TP.HCM đã nạo vét được 81,2km sông, kênh, rạch góp phần làm thông thoáng dòng chảy, cải thiện vệ sinh môi trường… Tuy nhiên kết quả đạt được còn rất nhỏ so với tổng toàn tuyến kênh rạch của TP.HCM.

Những sai lầm trong công tác quy hoạch và xây dựng đưa đến hệ lụy hầu như tất cả TP không bao giờ ngập nay đều bị ngập như Đà Lạt, Phú Quốc, Nha Trang. Từ bài học nhãn tiền của Hà Nội, các TP khác cần lấy đó làm bài học kinh nghiệm để nhận thức rằng dựa vào tự nhiên để sống tốt hơn là nhào nặn, cưỡng bức tự nhiên theo ý mình.

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM có tránh được trận ngập lịch sử như Hà Nội?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Báo SGGP

Cùng chuyên mục

Hồ Sông Mây xả nước, 200 tấn cá chết trắng
Nhiều ngày qua, tại hồ Sông Mây (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) xuất hiện tình trạng cá chết nổi "trắng" mặt hồ, bốc mùi hôi thối ảnh hướng đến sức khỏe người dân và môi trường quanh khu vực.
Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh

Tin mới

Mốc son bằng vàng của dân tộc
70 năm đã trôi qua nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, để lại những bài học lịch sử vô giá, là động lực tinh thần to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Người dân cả nước hân hoan đón mừng ngày 30/4-1/5
Tại Hà Nội, các không gian ngoài trời như: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, phố đi bộ… khá tấp nập. Tại Vườn thú Hà Nội (quận Ba Đình) khách du lịch nhiều địa phương đổ đến tham quan, tìm hiểu cuộc sống các loài động vật.
Hồ Sông Mây xả nước, 200 tấn cá chết trắng
Nhiều ngày qua, tại hồ Sông Mây (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) xuất hiện tình trạng cá chết nổi "trắng" mặt hồ, bốc mùi hôi thối ảnh hướng đến sức khỏe người dân và môi trường quanh khu vực.
Mùa xuân đẹp nhất
Chỉ có mùa xuân giải phóng mới biến ước mơ cháy bỏng của những công dân yêu nước Việt Nam thành hiện thực.
Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.