Thứ hai, 29/04/2024 19:35 (GMT+7)

TP.HCM kiến nghị điều chỉnh hướng tuyến vành đai 4

Tuệ Linh -  Chủ nhật, 19/02/2023 13:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Liên quan đến dự án đường Vành đai 4, UBND TP.HCM đề xuất phương án nắn chỉnh một số đoạn tránh đường hiện hữu, ít di dời nhà dân, giúp giảm chi phí đầu tư giảm được khoảng 4.000 tỷ.

Theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ, đường Vành dai 4 TP.HCM là tuyến vành đai cao tốc, có chiều dài khoảng 199 km, quy mô 8 làn xe, đầu tư trước năm 2030.

Tuyến đường dài khoảng 199 km đi qua 5 địa phương: TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu; điểm đầu tại đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, điểm cuối tuyến nối trục Bắc - Nam tại khu vực cảng Hiệp Phước TP.HCM.

Tháng 9.2021, Thủ tướng đã có văn bản giao các địa phương làm cơ quan có thẩm quyền triển khai các dự án thuộc tuyến đường này. TP.HCM làm cơ quan có thẩm quyền triển khai đoạn cầu qua sông Sài Gòn - kênh Thầy Cai (gồm cầu vượt sông Sài Gòn) chiều dài 17km.

Dự án Vành đai 4 có quyết định chủ trương đầu tư vào quý 2-2023, quyết định đầu tư vào quý 4-2023. Công tác tổ chức lựa chọn nhà đầu tư và khởi công vào quý 4-2024. Công trình dự kiến hoàn thành vào quý 1-2026.

tm-img-alt
3 phương án điều chỉnh hướng tuyến dự án Vành đai 4 TP HCM.

Trước đó, trong 3 phương án đã trình, Sở GTVT TP.HCM đã đề xuất  chỉnh hướng tuyến để vành đai 4 đoạn qua TP.HCM tiết kiệm 4.000 tỉ đồng, giúp 669 hộ dân không phải giải tỏa, di dời.

Dự án mang vai trò liên kết vùng, tạo mạng lưới giao thông liền mạch nối qua các cao tốc, quốc lộ, sân bay, đặc biệt kết nối Khu đô thị cảng Hiệp Phước ở phía Nam Sài Gòn với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng bằng sông Cửu Long.

Công trình được chia thành 5 dự án thành phần, do các địa phương liên quan thực hiện. Toàn bộ tuyến đường dự kiến hoàn thành và khai thác từ quý 1/2028.

Trong đó, TP.HCM là cơ quan có thẩm quyền triển khai đoạn cầu qua sông Sài Gòn - kênh Thầy Cai (gồm cầu vượt sông Sài Gòn) chiều dài 17km. Ở giai đoạn 1, dự án làm 4 làn xe, đường song hành hai bên tại một số vị trí đi qua khu dân cư và giải phóng mặt bằng một lần rộng 74,5m theo quy mô hoàn chỉnh.

Mới đây, UBND TP.HCM đã có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải về tình hình triển khai dự án đường cao tốc vành đai 4 TP.HCM. Trong đó, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu bổ sung các phương án tuyến mới để giảm khối lượng và chi phí mặt bằng, giảm chi phí đầu tư.

Có 3 phương án được đề xuất nghiên cứu, lấy ý kiến góp ý để lựa chọn phương án tối ưu nhất. Cụ thể

Phương án hướng tuyến 1: Thực hiện theo hướng tuyến quy hoạch, đi trùng đường Bàu Lách, đường Nguyễn Thị Rành, đường Trung Viết, đường Cao Thị Bèo... qua huyện Củ Chi.

Trên thực tế, đoạn đi theo đường Bàu Lách dài khoảng 4,7km và đoạn theo đường Nguyễn Thị Rành khoảng 2,1km ở huyện Củ Chi có nhiều nhà cửa, công trình.

Tuy phương án có diện tích giải phóng mặt bằng thấp nhất nhưng số hộ dân giải tỏa lại nhiều nhất. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 theo phương án cũng cao nhất, gần 17.792 tỉ đồng. Do tuyến vành đai đi qua đường hiện hữu nên khi triển khai thi công sẽ rất khó khăn về tổ chức giao thông.

Phương án hướng tuyến 2: là nắn chỉnh một đoạn 9,7km về phía nam 0 - 160m, tránh đường Bàu Lách, Nguyễn Thị Rành hiện hữu. Đoạn tiếp 3,7km nắn về phía nam 0 - 120m tránh đường Trung Viết, Cao Thị Bèo hiện hữu và đoạn còn lại trùng tim quy hoạch.

Phương án tránh được đường hiện hữu, tránh được khu dân cư, số hộ dân di dời ít nên giảm chi phí giải phóng mặt bằng. Tổng mức đầu tư khi làm phương án 2 khoảng 13.803 tỉ đồng.

Phương án hướng tuyến 3: sẽ nắn chỉnh một đoạn dài 14,7km về phía Nam 1.300m tránh đường hiện hữu, đoạn còn lại trùng quy hoạch. Hướng tuyến tránh xa các đường hiện hữu nên số hộ dân di dời ít nhất.

Tuyến cắt ngang qua khu công nghiệp Tây Bắc giai đoạn 2 được quy hoạch từ năm 2007 đến nay chưa xây dựng. Chi phí đầu tư khoảng 13.631 tỉ đồng, thấp nhất so với các phương án còn lại và đặc biệt là giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến cuộc sống ổn định của người dân.

Theo Sở GTVT so về chi phí đầu tư, phương án 3 khi làm sẽ tiết kiệm gần 4.160 tỉ đồng so với phương án 1. Phương án 3 cũng chỉ di dời 481 căn nhà, công trình, trong khi phương án 1 có 1.150 trường hợp, phương án 2 có 486 trường hợp.

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM kiến nghị điều chỉnh hướng tuyến vành đai 4. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...