Chủ nhật, 05/05/2024 05:19 (GMT+7)

Trẻ mắc Covid-19 mà có những dấu hiệu này cần đi bệnh viện ngay

MTĐT -  Thứ tư, 23/02/2022 11:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trẻ mắc Covid-19 có thể tự chữa khỏi tại nhà nhưng nếu có 6 dấu hiệu bất thường này thì cũng không được chủ quan, nên đưa đi bệnh viện sớm.

1. Thở mệt

Trẻ bị Covid-19 có những biểu hiện giống như viêm đường hô hấp trên như sốt, ho, thở mệt... Trong các dấu hiệu đó thì dấu hiệu nghiêm trọng nhất chính là thở mệt.

Trẻ nhỏ không giống như người lớn vì thở mệt sẽ không chơi được và ngược lại. Trẻ thở mệt cũng sẽ không thể ăn được, còn nếu đã ăn được thì không có chuyện thở mệt.

Thế nên, khi con bạn xuất hiện dấu hiệu thở mệt - nghe rất đáng lo ngại - nhưng vẫn có khả năng ăn, chơi bình thường thì chưa phải quá lo lắng tìm cách cho con nhập viện ngay. Còn một khi con thở mệt nhưng không ăn không chơi được thì bạn nên cho con đi khám sớm.

2. Không ăn, không chơi sau khi hết sốt

Khi trẻ lên cơn sốt do mắc Covid-19, trẻ có thể bị mệt nên ăn kém, chơi kém. Thậm chí nhiều trẻ không thiết tha ăn gì, chơi gì. Thế nhưng, sau khi hết sốt, trẻ vẫn không ăn, không chơi thì đó lại là dấu hiệu nguy hiểm. Cha mẹ nên đưa con đi khám để xác định rõ lý do.

3. Thở nhanh hơn bình thường

Khi con bị Covid-19, cha mẹ hãy tập đếm nhịp thở của con. Nếu trẻ thở nhanh hơn mức bình thường, em bé có dấu hiệu li bì, lừ đừ thì có thể con đang có chuyển biến nặng.

Tốt nhất, lúc này cha mẹ nên cho con đi thăm khám sớm. Không nên chủ quan tự chăm con mắc Covid-19 tại nhà.

4. SpO2 < 95

Khi đo nồng độ oxy trong máu, điều cần nhớ là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chỉ số thường cao hơn ở người lớn.

Khi SpO2 ở trẻ dưới 95 thì phải cẩn thận, cần sự can thiệp của y tế kịp thời. Còn nếu chỉ số từ 95 trở lên thì hãy cứ yên tâm cho con bạn được điều trị Covid-19 tại nhà.

Tuy nhiên, cần chú ý đo SpO2 chuẩn xác cho trẻ. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có ngón tay nhỏ, khi đo có thể không chính xác như người lớn. Khi đó bạn cần căn cứ thêm dấu hiệu khác. Ví dụ trẻ vẫn ăn vẫn chơi bình thường dù SpO2 thấp thì cũng không đáng lo.

5. Mức độ ăn nhỏ hơn 1/3 so với bình thường

Khi theo dõi mức độ ăn của con, ví dụ với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bú kém hơn 1/3 so với bình thường thì trẻ có thể mắc bệnh nặng. Lúc này, bạn cần cho con đi đến bệnh viện thăm khám sớm.

6. Sốt cao kéo dài, nôn ói, đau đầu

Điều đáng lo không phải trẻ bị Covid-19 mà sợ là đã bị thêm bệnh khác nên mới xuất hiện dấu hiệu này.

Khi 2 bệnh cùng chồng lên thì mới dễ chuyển biến nặng, ví dụ sốt cao kéo dài là dấu hiệu nguy hiểm.

Giả sử, nếu con bạn còn bị sốt xuất huyết thì có thể sẽ sốt trên 48 tiếng, sốt rất cao. Hoặc con bị nôn ói, đau đầu thì rất có thể đã bị viêm màng não... Đây là một vài dấu hiệu của bệnh khác chồng lên Covid-19 ở một đứa trẻ bình thường.

tm-img-alt

Chăm sóc trẻ nhiễm Covid-19 đúng cách tại nhà giúp trẻ nhanh khỏi, không lo biến chứng, cha mẹ cần lưu ý những gì?

Cha mẹ cần chú ý những việc sau không nên làm khi điều trị trẻ nhiễm Covid-19 tại nhà:

- Không tự ý sử dụng 2 loại thuốc ho cùng lúc hoặc các loại thuốc ho có thành phần chống dị ứng, giảm ho.

- Không lạm dụng các vitamin kể cả vitamin C hay multivitamin.

- Không tự dùng thuốc kháng sinh, thuốc chứa corticoid, thuốc kháng virus...

- Không dùng các đơn thuốc trên mạng.

- Không chia sẻ đơn thuốc của trẻ.

- Không cho trẻ xông vì rất nguy hiểm, trẻ dễ bị bỏng, mất điện giải, mất nước...

PV(T/h)

Bạn đang đọc bài viết Trẻ mắc Covid-19 mà có những dấu hiệu này cần đi bệnh viện ngay. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khu công nghiệp trước sức ép "nâng tầm"
Việc chuyển đổi dần từ khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái không chỉ khắc phục được những hạn chế về môi trường, mà còn gia tăng chuỗi giá trị và thu hút được dòng vốn đầu tư bền vững.