Thứ hai, 29/04/2024 15:34 (GMT+7)

Triển khai cơ chế đặc thù giúp gì cho người dân?

MTĐT -  Thứ tư, 10/01/2018 10:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cơ chế đặc thù có hay không giải quyết được kẹt xe, ngập nước đang là vấn đề được nhiều người dân quan tâm.

Vnexpress thông tin, ngày 9/1, tại buổi gặp gỡ giữa thường trực Thành ủy TP HCM với lãnh đạo các cơ quan báo chí về việc triển khai Nghị quyết 54 của Quốc hội về cơ chế đặc thù, Tổng biên tập báo Công an thành phố Trần Trọng Dũng nói rằng, người dân không quan tâm đến các vấn đề vĩ mô, mà chỉ muốn biết cơ chế này có hay không làm cho thành phố bớt kẹt xe, ngập nước.

"Cả đề án Đô thị thông minh cũng thế, người dân không quan tâm các chuyện lớn lao đâu, chỉ quan tâm hai vấn đề nóng nhất đó thôi", ông Dũng nói.

Cùng quan điểm, ông Mai Ngọc Phước - Tổng biên tập báo Pháp luật TP HCM - đề nghị thành phố cho biết cụ thể giải pháp chống kẹt xe, ngập nước khi áp dụng cơ chế đặc thù. Ngoài ra, vấn đề tăng lương, tăng lệ phí và mức phạt giao thông cũng là những việc người dân muốn biết.

Báo tuổi trẻ thông tin, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết để thực hiện nghị quyết 54, TP xác định có 21 đề án, nội dung sẽ thực hiện và xác định rõ các danh mục cần phải làm. Trong đó có những đề án TP đã chủ động triển khai từ lâu, có đề án đã cơ bản hoàn thiện.

Chủ tịch TP dẫn chứng đề án phân cấp, ủy quyền đã được TP chủ động triển khai thực hiện, lấy ý kiến sở ngành, quận huyện và đến nay đã cơ bản hoàn chỉnh.

Đề án khảo sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trên tất cả các lĩnh vực từ TP đến quận huyện, đề xuất phương án sắp xếp, giao quyền tự chủ, xã hội hóa ở một số lĩnh vực cũng đã chuẩn bị trước và có báo cáo sơ bộ với Phó thủ tướng Vương Đình Huệ trong cuộc làm việc với TP.

Lãnh đạo HĐND, UBND và Thành ủy TP.HCM đã giải đáp theo từng nhóm vấn đề. Đáng chú ý, TP.HCM đã lập ra hai tổ công tác để triển khai cơ chế đặc thù do Chủ tịch và một Phó Chủ tịch UBND TP. HCM phụ trách, giải quyết các vấn đề cụ thể trong nghị quyết như: việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10ha trở lên, tăng lương cho cán bộ, thủ tục đầu tư, tài chính, ngân sách. Đồng thời, TP. HCM khẳng định, việc triển khai cơ chế đặc thù không vi phạm quy định của pháp luật và không ảnh hưởng đến quyền lợi của các tỉnh thành khác, thông tin báo điện tử VTV.

Trước đó, phát biểu khai mạc hội nghị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân chỉ ra TP. HCM có hai đặc thù là đô thị lớn nhất cả nước và là trung tâm kinh tế lớn nhất nước, vnexpress cho biết thêm.

Quan trọng nhất là thành phố có dân số lớn nhất nước (năm 1975 chỉ có 3,5 triệu dân nhưng nay đã hơn 8 triệu), mật độ dân số bằng gần 17 lần cả nước. Bình quân 8 năm tăng thêm một triệu dân đã kéo theo nhu cầu về xã hội tăng, tạo áp lực đô thị rất lớn, khiến tình trạng kẹt xe ngày càng nghiêm trọng.

Được biết, Nghị quyết 54 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/1/2018.

T/H

MTĐT

Bạn đang đọc bài viết Triển khai cơ chế đặc thù giúp gì cho người dân?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...