Thứ sáu, 26/04/2024 14:04 (GMT+7)

Trung Quốc: Ra mắt thành phần cốt lõi “Mặt trời nhân tạo” lớn nhất thế giới

MTĐT -  Thứ năm, 24/11/2022 14:08 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trung Quốc triển khai một thành phần cốt lõi trong dự án lò phản ứng tổng hợp hạt nhân lớn nhất thế giới, còn được gọi là "mặt trời nhân tạo" lớn nhất thế giới

Ngày 22/11, Viện vật lý Tây Nam thuộc tập đoàn hạt nhân quốc gia Trung Quốc (CNNC) cho biết nước này vừa ra mắt bộ phận cốt lõi trong dự án lò phản ứng nhiệt hạch, còn được gọi là "Mặt trời nhân tạo" lớn nhất thế giới.

Theo CNNC, việc sản xuất tấm ốp tường tăng cường truyền tải nhiệt đầu tiên của lò phản ứng thí nghiệm nhiệt hạch quốc tế (ITER) vừa hoàn tất, với hiệu suất cao hơn so với yêu cầu thiết kế và do vậy phù hợp để sản xuất hàng loạt.

tm-img-alt
"Mặt Trời nhân tạo" HL-2M Tokamak được lắp đặt ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc (Nguồn: AFP)

Tờ Science Daily của Trung Quốc ngày 22/11 đưa tin tấm ốp tường đầu tiên của ITER, được thiết kế để tiếp xúc trực tiếp với dòng plasma có nhiệt độ tương đương 100 triệu độ C, được coi là một trong những bộ phận chủ chốt nhất trong lõi lò phản ứng này.

ITER là một trong những dự án nghiên cứu khoa học quốc tế lớn nhất và quan trọng nhất. ITER được biết đến là “Mặt trời nhân tạo” vì nó tạo ra năng lượng sạch, không phát thải carbon, tương tự như cách mặt trời phát ra ánh sáng và tỏa nhiệt thông qua phản ứng bức xạ.

Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Nga đồng tài trợ cho dự án này.

Hải Đăng (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc: Ra mắt thành phần cốt lõi “Mặt trời nhân tạo” lớn nhất thế giới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Quản lý rác thải điện tử - Bài học từ thế giới
Rác thải điện tử khó tái chế, xử lý với chi phí cao nên việc xử lý ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có thể là bài học hữu ích cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam trong xử lý loại chất thải này.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.