Thứ bảy, 27/04/2024 13:40 (GMT+7)

Từ Sơn – Bắc Ninh: Tập trung tháo gỡ những vướng mắc trong công tác bảo vệ môi trường

Trần Lan -  Thứ tư, 05/07/2023 19:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thành phố Từ Sơn tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tháo gỡ những vướng mắc trong công tác bảo vệ môi trường, xây dựng một đô thị văn minh, giàu đẹp.

Triển khai đồng bộ nhiều biện pháp bảo vệ môi trường

Ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó Chủ tịch UBND TP Từ Sơn cho biết, trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường đã được lãnh đạo các ngành, các cấp quan tâm và chỉ đạo sát sao. Nhờ đó, ý thức bảo vệ môi trường của người dân đối với việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố đã có những cải thiện; Hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã dần đi vào nền nếp. Công tác tuyên truyền, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại vào môi trường đã được quan tâm.

Bên cạnh đó, hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt đã đạt được những kết quả đáng kể góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm bức xúc của người dân liên quan đến vấn đề ô nhiễm do rác thải sinh hoạt.

Ngoài ra, hoạt động thu gom rác thải y tế đã đi vào nề nếp, đảm bảo yêu cầu. Đã thu gom, xử lý được một phần lượng bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong trồng trọt,…

Cụ thể, năm 2022, trên địa bàn thành phố đã xử lý triệt để được 150/202 tấn rác thải sinh hoạt hàng ngày (chiếm 74% tổng lượng rác) bằng công nghệ lò đốt và chôn lấp hợp vệ sinh. Trong đó, xử lý bằng công nghệ lò đốt trung bình 138 tấn/ngày tại 5 cơ sở xử lý.

tm-img-alt
 Xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ đốt tại Từ Sơn, Bắc Ninh

Tại các điểm tập kết, UBND các phường đều được cấp kinh phí để thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường tại các địa phương; Khi các điểm tập kết quá tải, UBND thành phố sẽ phối hợp thực hiện công tác thu dọn nhằm giảm tải, tạo diện tích để đổ thải rác thải của các địa phương.

Về quản lý chất thải y tế phát sinh tại các trạm y tế, trung tâm y tế thành phố được trung tâm y tế thành phố thu gom và thuê công ty TNHH Đầu tư thương mại và phát triển Bình Nguyên xử lý theo quy định. Theo báo cáo của Trung tâm y tế Từ Sơn tổng khối lượng rác thải y tế nguy hại phát sinh 11 tháng năm 2022 là 34.588 tấn.

Năm qua, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường, UBND thành phố đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức treo băng rôn tuyên truyền vào các ngày lễ, ngày kỷ niệm, các chiến dịch về môi trường như: Ngày nước Thế giới 22/3/2022; Ngày khí tượng thế giới 23/3/2022; Ngày Môi trường Thế giới 5/6/2022; hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn 2022; Các cấp Hội LHPN thành phố tổ chức 18 hội nghị phân loại rác thải tại hộ gia đình và thực hành làm men vi sinh IMO thu hút tren 2700 cán bộ, hội viên tham gia; ra mắt 02 mô hình “Khu dân cư không rác thải” tại phường Tân Hồng và Đông Ngàn (hiện nay tổng số mô hình đang thực hiện là 6); Hội LHPN thành phố hỗ trợ kinh phí làm men vinh sinh, hỗ trợ thùng xử lý rác hữu cơ, thùng đựng men vi sinh trị giá trên 200 triệu,…

Tiếp tục áp dụng các biện pháp xử lý tại chỗ đối với các điểm tập kết còn rác tồn đọng trong thời gian hoàn thành các khu xử lý chất thải tập trung; đẩy nhanh tiến độ triển khai, thực hiện các dự án xây dựng các lò đốt rác thải ở các xã, phường: Tam Sơn, Tương Giang.

Ông Nguyễn Mạnh Cường cho biết, năm qua, công tác thu gom rác đạt hiệu quả, bởi tại mỗi khu phố trên địa bàn đều có tổ thu gom, vận chuyển rác thải từ hộ dân về các điểm tập kết được xây dựng hoặc các bãi rác truyền thống, lò đốt rác thải của địa phương. Tổng số đội vệ sinh do địa phương tổ chức, duy trì hoạt động trên địa bàn hiện nay là 51 tổ, với tổng số lao động là 80 người.

Thách thức trong công tác bảo vệ môi trường cần được tháo gỡ...

Công tác bảo vệ môi trường tại TP Từ Sơn cũng tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc.

Đối với công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, các lò đốt rác trên địa bàn TP Từ Sơn vừa được UBND tỉnh đồng ý cho áp dụng đơn giá xử lý rác tại văn bản số 3467/UBND-NN.TN ngày 24/11/2022. Các nhà đầu tư bây giờ mới thực hiện quyết toán được kinh phí xử lý đốt rác theo quy định được.

Việc triển khai xác định khối lượng rác của đối tượng 2 còn gặp khó khăn, vướng mắc do thiếu hướng dẫn cụ thể (tính theo định mức, cân hàng ngày hay cân định kỳ, ai là người cân, ai là người giám sát). Trên địa bàn các làng nghề có nhiều công ty quy mô hộ gia đình, việc thu mức phí cao theo đối tượng 2 gặp khó khăn do đối tượng không nộp phí hoặc vứt rác ra khu vực công cộng để giảm khối lượng rác. Trong khi đó còn thiếu chế tài xử lý đối với các đối tượng 2 không kí hợp đồng với đơn vị thu gom theo quy định.

Ngoài ra, giá thu gom rác từ hộ dân đến điểm tập kết còn thấp chưa đủ chi trả cho các hoạt động thu gom.

Các bãi rác tạm tại địa phương: Tương Giang, Tân Hồng, Tam Sơn đều trong tình trạng quá tải. Việc xử lý sơ bộ tại các điểm tập kết không đủ đảm bảo vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến dân cư, môi trường xung quanh. Các lò đốt rác trên địa bàn hoạt động đã được một thời gian, một số lò thường xuyên bị hỏng hóc gây tình trạng phát sinh nhiều khói ảnh hưởng tới dân cư khu vực lân cận lò.

Trong công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động nông nghiệp, mức hỗ trợ kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật theo Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐND ngày 02/2022/NQ-HĐND không đủ đáp ứng chi phí các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy trong năm 2022 chưa thực hiện thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật đem đi xử lý được. Việc ứng dụng đệm sinh học trong hoạt động chăn nuôi còn chưa phổ biến rộng rãi. Việc lạm dụng phân bón, các hóa chất bảo vệ thực vật còn phổ biến.

tm-img-alt
Khu xử lý nước thải tập trung tại Từ Sơn, Bắc Ninh

Hiện, trên địa bàn còn 1 KCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung; nước thải tại KCN Tân Hồng – Hoàn Sơn (nay là KCN Tiên Sơn) mở rộng chưa được đấu nối xử lý với KCN Tiên Sơn. Ngoài ra, các cụm công nghiệp do UBND các phường đầu tư, quản lý được hình thành đã lâu, không có hệ thống xử lý nước thải tập trung; Chủ đầu tư, quản lý là UBND phường vì vậy kinh phí xây dựng, cơ chế vận hành, quản lý đối với hệ thống xử lý nước thải tập trung của các cụm sẽ gặp khó khăn; Hạ tầng của một số CCN đã xuống cấp do được hình thành đã lâu; Ý thức bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất tại các CCN còn có nhiều hạn chế.

Đối với công tác bảo vệ môi trường làng nghề, hiện toàn TP có 3/7 phường có làng nghề chưa thành lập tổ tự quản bảo vệ môi trường làng nghề; 6/7 phường chưa thống kê danh sách các cơ sở không khuyến khích phát triển tại làng nghề; 7/7 phường chưa xây dựng được phương án bảo vệ môi trường làng nghề; Nước thải sinh hoạt tại các làng nghề chưa được thu gom về nhà máy xử lý.

Ông Nguyễn Mạnh Cường cũng cho biết, giải pháp trong công tác môi trường thời gian tới: Thứ nhất, phải nâng cao nhận thức cộng đồng và vấn đề xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường; Thứ hai, nâng cao năng lực quản lý, phát triển nguồn nhân lực, hiện đại hóa cơ sở vật chất, tăng cường kiểm tra kiểm soát thực hiện công tác quản lý , sử dụng tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tiếp tục đầu tư đồng bộ các khu xử lý nước thải, chất thải  tập trung và đồng bộ...

Bạn đang đọc bài viết Từ Sơn – Bắc Ninh: Tập trung tháo gỡ những vướng mắc trong công tác bảo vệ môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề