Thứ bảy, 27/04/2024 21:20 (GMT+7)

Tuyến trải nghiệm Lễ hội thiết kế & sáng tạo Hà Nội 2023

MTĐT -  Thứ tư, 01/11/2023 15:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với chủ đề “Dòng chảy”, tuyến trải nghiệm chính của mùa Lễ hội Hà Nội Thiết kế Sáng tạo 2023 vắt ngang qua dòng sông Hồng lịch sử - đánh thức di sản công nghiệp và kết nối cộng đồng gần lại bằng vô số hoạt động sáng tạo mới.

Bên cạnh tuyến chính Lễ hội mà Ban tổ chức giới thiệu, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 bao gồm các Tuyến mạng lưới với rất nhiều các hoạt động diễn ra dọc theo dòng sông Hồng và khắp nơi trong thành phố cùng sự tham gia của các quận, huyện, thị xã và các không gian sáng tạo …

Đây là các địa điểm nằm trên tuyến chính Lễ hội, bao gồm:

Tuyến trải nghiệm Lễ hội thiết kế & sáng tạo Hà Nội 2023 - Tạp chí Kiến Trúc

Khu vực vườn hoa Vạn Xuân và Tháp nước Hàng Đậu

Bạn có thể bắt đầu tại khu vực Vườn hoa Vạn Xuân, trải nghiệm các hoạt động sáng tạo, nghệ thuật, thể thao tại đây và tiến tới điểm di sản tháp nước Hàng Đậu với không gian trưng bày được tái thiết kế và sáng tạo vô cùng độc đáo.

Khu vực Ga Long Biên

Từ tháp nước Hàng Đậu, bạn di chuyển tới địa điểm tiếp theo: Ga Long Biên. Tại đây bạn ngồi uống cà phê thư giãn, chụp ảnh check in với view đường ray hoài cổ, rồi lên chuyến tàu khởi hành từ Ga Long Biên đến Ga Gia Lâm. Trải nghiệm đi tàu hoả là điểm kết nối đặc biệt dành riêng cho mùa lễ hội này. Từ hai bên cửa sổ toa tàu nơi bạn ngồi, dòng sông Hồng và bãi giữa cũng như khung cảnh hai bên sông hiện ra tuyệt đẹp.

Khu vực cầu Long Biên

Với những bạn thích đi bộ, vừa muốn được thong dong chiêm ngưỡng, vừa muốn vận động khỏe người, bạn có thể đi bộ từ tháp nước Hàng Đậu đến Cầu Long Biên, đi bộ trên cầu để tận hưởng không khí, chụp tấm ảnh lưu niệm, rồi xuống khám phá khu vực bãi giữa sông Hồng. Tuyến khu vực cầu Long Biên sẽ là nơi diễn ra các sự kiện như đi xe đạp áo dài, chạy bộ theo chủ đề “Theo dòng chảy Di sản”, hoạt động trải nghiệm thiên nhiên, một số triển lãm… để cảm nhận rõ hơn không khí hài hòa, tôn vinh thiên nhiên của Lễ hội.

Ga Gia Lâm

Ga Gia Lâm là một địa điểm lịch sử có tuổi đời hơn 100 năm. Từ Ga Gia Lâm đi bộ vào Nhà máy xe lửa Gia Lâm chỉ 200 mét. Tại đây dự kiến sẽ diễn ra trưng bày về lịch sử nhà ga, cũng là điểm check in kiêm trạm thông tin về Lễ hội.

Khu vực nhà máy xe lửa Gia Lâm

Cuối cùng, điểm nhấn sáng tạo và mang đến trải nghiệm tuyệt nhất, truyền cảm hứng nhất trong tuyến chính mùa lễ hội năm nay chính là khu vực Nhà máy xe lửa Gia Lâm – một di sản công nghiệp nổi bật của thành phố Hà Nội. Đây sẽ là nơi diễn ra đêm khai mạc, bế mạc lễ hội, cùng hàng loạt sự kiện âm nhạc, thời trang, nghệ thuật sắp đặt độc đáo, các hội thảo, workshop, hội chợ, vui chơi. Vẻ đẹp của nhà máy đã truyền cảm hứng dạt dào cho các nghệ sĩ, nhà sáng tạo để cùng “đánh thức” di sản, biến đổi thành không gian sắp đặt kiến trúc, triển lãm đầy mới lạ, đánh thức các giác quan.

Bạn đang đọc bài viết Tuyến trải nghiệm Lễ hội thiết kế & sáng tạo Hà Nội 2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Tạp chí Kiến trúc

Cùng chuyên mục

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề 

Tin mới

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề