Thứ bảy, 27/04/2024 20:40 (GMT+7)

Vai trò của nước đối với sức khoẻ người cao tuổi và cộng đồng

Duy Anh -  Thứ ba, 07/11/2023 16:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hiện nay, tình trạng nước sinh hoạt không an toàn như: nhiễm các kim loại nặng, các hợp chất vô cơ, hữu cơ, hóa chất bảo vệ thực vật,… có thể dẫn tới các bệnh lý cho sức khoẻ trong đó có ung thư.

Tại hội thảo khoa học "Vai trò của nước đối với sức khỏe người cao tuổi và cộng đồng", Ths. Nguyễn Huy Cường (Cục quản lý môi trường Y tế - Bộ Y tế) cho biết, nước có vai trò quan trọng, chiếm 60-80% trọng lượng cơ thể, giúp duy trì nhiệt độ cơ thể, cung cấp chất dinh dưỡng, vi chất, làm sạch cơ thể khỏi độc tố, bảo vệ khớp, làm ẩm niêm mạc, da,…

Cơ thể con người nếu mất 20% lượng nước là có thể bị rối loạn chức năng sống. Mọi hệ thống trong cơ thể đều cần có nước. Hằng ngày, mỗi người cần bổ sung khoảng 2-3 lít nước, nhất là trong mùa nóng, đó là yếu tố quan trọng để bảo vệ và nâng cao sức khỏe, vệ sinh thân thể, phòng chống các bệnh do nhiễm bẩn.

Hiện nay, tình trạng nước sinh hoạt không an toàn như: nhiễm các kim loại nặng, các hợp chất vô cơ, hữu cơ, hóa chất bảo vệ thực vật, hoạt chất phóng xạ, các chất phát sinh trong quá trình xử lý nước… có thể dẫn tới các bệnh lý cho sức khoẻ trong đó có ung thư.

Các chuyên gia cũng chỉ ra nguy cơ nhiễm Asen khi sử dụng nước ngầm không đảm bảo. Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2017, cả nước có 17 triệu người dân sử dụng nước bị nhiễm asen do dùng nước từ giếng khoan chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa triệt để, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Ô nhiễm asen trong nước tập trung tại một số vùng nông thôn các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá...

Theo đánh giá của tổ chức UNICEF, tại khu vực nông thôn của Hà Nội như: Thường Tín, Ứng Hoà, Đan Phượng, Thanh Oai, Thanh Trì, nguồn nước ngầm bị nhiễm asen rất nặng.

Nguy cơ ung thư từ nguồn nước ô nhiễm: Chuyên gia phân tích - Ảnh 1.
GS Huy Nga chia sẻ tại hội thảo (ảnh PV)

GS.TS Nguyễn Huy Nga - Viện trưởng Viện nghiên cứu sức khỏe người cao tuổi và Y tế công cộng cho hay, asen là chất tồn nằm trong tự nhiên. Đặc biệt là lớp trầm tích của các vùng Đồng bằng sông Hồng có hàm lượng asen rất cao ở dạng không hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình khoan giếng tự phá của người dân, oxy được đẩy xuống, asen sẽ hoà tan vào trong nguồn nước.

Dùng nước có hàm lượng asen cao vượt quá tiêu chuẩn của Bộ y tế có thể mắc bệnh về da, ảnh hưởng tới nội tạng và có thể mắc ung thư.

"Giếng khoan trước đây là một giải pháp nước sạch cho vùng nông thôn. Nhưng sau nhiều năm sử dụng chúng ta phát hiện ra nước nhiễm asen cao nên được khuyến cáo nên sử dụng nước máy", GS Huy Nga cho biết.

Triệu chứng khi dùng nước nhiễm asen cao là các mảng dày sừng ở các chi: lòng bàn tay, lòng bàn chân nổi lên các nốt sần giống như mụn cơm, bé bằng hạt cơm rồi to dần lên bằng hạt đậu xanh hay hạt lạc, sau đó sẽ lan rộng thành mảng sần. Da ở các vùng sừng có thể chuyển vàng và có vết nứt nẻ.

Các biểu hiện khác bao gồm: rụng tóc nhiều, tê tay chân, sạm da từng đám lan tỏa, rối loạn tiêu hóa, tăng huyết áp, xơ gan, nhiễm độc thai nghén, sinh con nhẹ cân, sảy thai,...

Theo GS Huy Nga, ngoài asen thì hiện nay amoni và nitrate cũng là mối lo ngại. Riêng với amoni có 2 dạng: có sẵn trong nước ngầm và ô nhiễm do chất hữu cơ. Hạm lượng nitrate cao vượt ngưỡng cho phép của Bộ Y tế sẽ gây nguy hiểm cho sức khoẻ đặc biệt ở trẻ nhỏ và phụ nữ có thai (do gây thiếu máu).

Riêng với sức khỏe người cao tuổi, nước có vai trò rất quan trọng. Mất nước ở người cao tuổi sẽ làm giảm quá trình trao đổi chất và rút ngắn tuổi thọ, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều bộ phận cơ thể. Mất nước làm tăng nguy cơ tử vong và bệnh tật, giảm sức đề kháng, vết thương lâu lành; da khô, nhăn nheo; rối loạn khả năng tập trung, sự tỉnh táo và trí nhớ ngắn hạn; đau đầu, tâm trạng u uất…

Để bảo vệ sức khoẻ cho người cao tuổi cần phải đảm bảo uống đủ nước. Trong đó, cần nước uống có khoáng chất tự nhiên giúp cung cấp khoáng chất cần thiết để cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt.

Bạn đang đọc bài viết Vai trò của nước đối với sức khoẻ người cao tuổi và cộng đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề