Thứ hai, 06/05/2024 15:31 (GMT+7)

Viện Dân số, Sức khoẻ và Phát triển hướng đến hoạt động cấp nước an toàn cho người dân vùng khó khăn

Phương Vinh -  Thứ bảy, 30/10/2021 11:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Để góp phần giải quyết những thách thức này, Viện Dân số, Sức khoẻ và Phát triển (PHAD) thử nghiệm cách tiếp cận phát triển về các hoạt động địa phương do địa phương làm chủ, hướng tới các hoạt động cấp nước an toàn cho người dân.

Trong vài thập niên qua, Việt Nam tuy đã có những bước tiến lớn trong các chỉ số kinh tế và sức khỏe nhưng vẫn tiếp tục gặp nhiều thách thức trong quá trình phát triển. Một trong những thách thức đó là ô nhiễm nguồn nước trở thành vấn đề phổ biến và nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người dân. Để góp phần giải quyết những thách thức này, Viện Dân số, Sức khoẻ và Phát triển (PHAD) thử nghiệm cách tiếp cận phát triển về các hoạt động địa phương do địa phương làm chủ, hướng tới các hoạt động cấp nước an toàn cho người dân.

tm-img-alt

Đây là cách tiếp cận mới được Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa kỳ (USAID) gợi mở trong Chương trình tài trợ nâng cao năng lực các tổ chức địa phương, nơi mà địa phương tự chủ, tự đề ra chương trình phát triển, xây dựng các giải pháp và cung cấp năng lực, lãnh đạo, nguồn lực để hiện thực hóa các giải pháp đó. 

PHAD cũng nhận thấy, chỉ có thể khắc phục các hạn chế nêu trên một cách lâu dài và bền vững bằng việc thông qua xây dựng năng lực địa phương, cũng như việc tăng cường hợp tác giữa các tổ địa phương song hành với việc ứng dụng khoa học công nghệ và mô hình nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm.

Từ đó, PHAD đề xuất dự án “Tăng cường tiếp cận nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh nhằm nâng cao sức khỏe người dân tại bốn xã nghèo thuộc hai tỉnh Hà Nam và Thanh Hoá” (dưới đây gọi chung là: Dự án, với mục tiêu là đưa ra những mô hình dựa vào cộng đồng để hỗ trợ người dân nâng cao sức khoẻ, giảm các bệnh liên quan đến nước. Dự án đã nhận được sự tài trợ của USAID giai đoạn 2018- 2022 và được phê duyệt từ cơ quan chủ quản, Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. 

Tháng 4-2018, Ban Chủ nhiệm Dự án chính thức khởi động tại Thanh Hóa và Hà Nam, là những tỉnh có nhu cầu cấp bách về cấp nước an toàn (CNAT).

PHAD bắt đầu triển khai các hoạt động bằng các hội thảo/hội nghị chuyên đề cấp quốc gia và cấp tỉnh, nhằm phổ biến thông tin về CNAT và các vấn đề liên quan đến sức khỏe; đồng thời, thực hiện khảo sát cơ sở và đánh giá nhu cầu nước sạch, vệ sinh môi trường nhằm lập kế hoạch can thiệp. Được sự đồng ý của chính quyền địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đối tác chính quyền theo dõi và hợp tác giúp đỡ cộng đồng địa phương tham gia Dự án. 

tm-img-alt

Cách tiếp cận của PHAD khác biệt so với các loại hình dự án khác là chú trọng kết nối, nâng cao năng lực các tổ chức địa phương, nhằm vận động chính sách, huy động nguồn lực và sáng kiến giải quyết các vấn đề về nước liên quan đến sức khỏe. Với cách tiếp cạn này vừa phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tính năng động, sáng tạo của người dân, đồng thời vừa thể hiện sự tôn trọng các quy ước của tổ chức và chính quyền địa phương. Dự án không áp đặt công việc, không tự tổ chức các công việc khi chưa được thảo luận, thống nhất với tổ chức địa phương và người dân. Ban Chủ nhiệm Dự án đóng vai trò kết nối, tổ chức các hoạt động trên tinh thần: Dân chủ, công khai, minh bạch, đồng thời giữ vững nguyên tắc: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ.

Chỉ sau một thời gian ngắn, với phương châm “làm để học”, PHAD đã huy động được nhiều sáng kiến địa phương, hướng đến mục tiêu CNAT cho người dân, đồng thời góp phần bảo vệ, tiết kiệm nguồn nước sạch, bảo đảm an ninh nguồn nước. Với những sáng kiến ban đầu, tháng 9-2019, PHAD đã cùng với 5 thành viên nòng cốt thành lập và ra mắt: Liên minh Nước và Sức khỏe Việt Nam (VIWHA), tập hợp các nhà khoa học, nhà quản lý, tổ chức, doanh nghiệp, các trường đại học và những người quan tâm tới lĩnh vực nước và sức khỏe cùng hợp tác thực hiện sứ mệnh, mục tiêu CNAT, hỗ trợ người dân, trước hết là đồng bào nghèo có nước sạch.

PHAD phối hợp với các thành viên VIWHA tổ chức các sáng kiến địa phương, tạo cơ hội cho người dân chủ động tham gia Dự án; thúc đẩy đối thoại với cơ quan hoạch định chính sách ở Trung ương và địa phương; đóng góp vào việc xây dựng, thực thi chính sách liên quan đến nước và sức khỏe. Với ý nghĩa đó, PHAD đã nhanh chóng tập hợp được đông đảo các thành viên tham gia VIWHA, vượt qua mục tiêu ban đầu đến cuối năm 2020 có 15 đến 20 thành viên, VIWHA đã có trên 50 thành viên, trong đó có nhiều đối tượng đến từ lĩnh vực nước và sức khỏe. 

PHAD đã cùng với các thành viên VIWHA triển khai nhiều hoạt động tư vấn định hướng, vận động chính sách về CNAT; xây dựng chương trình nước sạch, nước uống học đường (NUHĐ); tư vấn lựa chọn các giải pháp công nghệ; tư vấn xây dựng kế hoạch CNAT; lựa chọn các sáng kiến địa phương; xây dựng mô hình nước sạch, mô hình CNAT; kết nối các tổ chức địa phương nhân rộng mô hình, giúp người dân các vùng lân cận tăng cường tiếp cận nước sạch, giảm thiểu ảnh hưởng về sức khỏe liên quan đến nước.

tm-img-alt

Ban Quản lý Dự án phối hợp với Ban Chủ nhiệm VIWHA xây dựng chiến lược phát triển tổ chức; xây dựng chương trình hội thảo lập chiến lược hoạt động thường niên của VIWHA; kế hoạch huy động nguồn lực hướng vào các hoạt động CNAT; xây dựng sổ tay CNAT cho các ban quản lý hệ thống cấp nước trên địa bàn các tỉnh. Đặc biệt chú trọng công tác truyền thông, nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho các tổ chức và người dân hiểu rõ về tầm quan trọng của CNAT, cách tiếp cận sử dụng nước an toàn; nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch CNAT cấp tỉnh và năng lực quản lý, vận hành của các ban quản lý hệ thống cấp nước sạch; tổ chức tọa đàm trực tuyến, tham gia hội thảo thường niên: “Chung tay đảm bảo CNAT khu vực nông thôn”; tổ chức các hội thảo xây dựng kế hoạch CNAT tại hai tỉnh Thanh Hóa và Hà Nam; tổ chức cuộc thi sáng kiến địa phương xây dựng mô hình nước sạch; tổ chức Chương trình “Đại sứ nước” tại các tỉnh và thành phố Hà N… Các hoạt động đều đạt được kết quả thiết thực, gây hiệu ứng lan tỏa trong các trường học và cộng đồng.

Việt Nam hiện có 16.342 công trình cấp nước tập trung, nhưng chỉ có 33,5% công trình bền vững, còn lại 37,5% hoạt động trung bình, 16,7% hoạt động kém hiệu quả và 12% không hoạt động. Cá biệt, vùng núi và Tây Nguyên có tới 45,2% công trình cấp nước tập trung hoạt động kém hiệu quả hoặc không hoạt động, tiếp đó là miền núi phía Bắc với tỷ lệ 34,8% và đồng bằng sông Hồng là 18,1%. Cùng với chất lượng nước bị ô nhiễm ngày càng gia tăng, nguồn nước đang bị cạn kiệt do sử dụng quá mức, Việt Nam hiện đang phải xếp vào số những nước có tình trạng an ninh nguồn nước đáng báo động, nhất là khu vực nông thôn.

Nguồn: Thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên - Môi trường năm 2020

Có thể nói, cách tiếp cận mới hướng đến các hoạt động CNAT cho người dân của PHAD là phù hợp với thực tiễn, đạt được sự quan tâm, hài lòng của các tổ chức xã hội và người dân địa phương. Nhiều kết quả tư vấn, vận động chính sách, xây dựng mô hình đã có hiệu quả thiết thực, được chính quyền địa phương tiếp nhận và ban hành các quyết định phê duyệt. Tiêu biểu như: Kế hoạch Cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2020-2025; quyết định đầu tư mở rộng mạng lưới đường ống cấp nước sạch cho một xã (Nga Trường, Nga Sơn) Thanh Hóa tiếp cận nước sạch; các quyết định về nghiên cứu hoàn thiện mô hình nhà tiêu sinh hoc và Dự án nước sạch/ NUHĐ tỉnh Hà Giang; quyết định của UBND tỉnh An Giang về phối hợp xây dựng chủ trương đầu tư 4 hợp phần: Xây dựng mô hình truyền thông về nước, sức khỏe; xây dựng hệ thống cấp nước sạch cụm dân cư, công suất 200m3/ngày; xây dựng 3 hệ thống cấp nước sạch/NUHĐ; nâng cấp chất lượng nước xử lý từ QCVN 02-2009/BYT lên QCVN 01-2009/BYT cho một nhà máy cấp nước. Ngoài ra, PHAD đã xây dụng khung kế hoạch CNAT và 5 sổ tay CNAT cho các hệ thống cấp nước sạch quy mô trường học và cụm dân cư tại Thanh Hóa.

Dự án đã huy động 22 sáng kiến địa phương và trên 10 tỷ đồng từ các tổ chức và người dân tham gia xây dựng các mô hình đa hệ thống xử lý cấp nước sạch và NUHĐ. Trong đó, có 4 trạm xử lý, cấp nước trường học công suất 5 - 10m3/ngày/trạm cho 2 điểm trường mầm non, một trường tiểu học và một trung học cơ sở với quy mô sử dụng trên 650 giáo viên và học sinh; một trạm xử lý, cấp nước cụm dân cư thôn, quy mô 160 hộ dân thuộc xã Hà Lâm (nay là xã Yến Sơn), huyện Hà Trung; lắp đặt hệ thống đường ống cấp nước đủ tiêu chuẩn cho 1.057 hộ gia đình (khoảng 4.300 người dân) xã Nga trường, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa); mở rộng triển khai mô hình cấp nước sạch, NUHĐ tại các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Hòa Bình, An Giang… Ngoài các mô hình nước sạch, Dự án còn xây dựng mô hình nhà tiêu sinh học không sử dụng nước tại các trường học, khu du lịch, hộ dân cư tỉnh Hà Giang. 

Trong bối cảnh chung dịch bệnh Covid-19, cùng với thể chế, chính sách còn nhiều bất cập là khó khăn, thách thức của Dự án. Hiện nay, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vẫn chưa được điều chỉnh cụ thể về đầu tư nước sạch; Nghị định 117 về sản xuất cung cấp và tiêu thụ nước sạch và Chương trình Quốc gia bảo đảm CNAT giai đoạn 2016 - 2025… chậm được sửa đổi, bổ sung. 

Thách thức nhất hiện nay chậm được tháo gỡ, vẫn là những quy định đối với các đơn vị cấp nước dân sinh phi lợi nhuận là tổ chức địa phương/cộng đồng được giao quản lý hệ thống cấp nước sạch phục vụ cấp nước dân sinh; các quy chế khuyến khích, huy động các nguồn lực đầu tư, xây dựng quản lý vận hành; cơ chế quản lý, giám sát, đánh gía đối với các mô hình cấp nước quy mô nhỏ và siêu nhỏ; mô hình quản lý và năng lực quản lý vận hành hệ thống cấp nước ở địa phương… 

Trong khi, nước vẫn chưa được coi trọng là hàng hóa đặc biệt (điều kiện kinh doanh), các giải pháp giá thành hạ vẫn chưa được khuyến khích áp dụng, nhất là đối với đối tượng nghèo, vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa khả năng tham gia đóng góp ngân sách có hạn. Bên cạnh đó, là nguy cơ mất an toàn trong hoạt động cấp nước vẫn luôn xảy ra ở mức độ cao (nguồn nước thiếu, nhiễm mặn, hạn hán, ô nhiễm, biến đổi khí hậu, sự cố về kỹ thuât, công nghệ…), ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiếp cận và mở rộng mô hình của Dự án.

Hiện nay, PHAD đang tiếp tục kết nối, nâng cao năng lực các tổ chức địa phương mở rộng mô hình từ những kết quả đạt được, hướng tới các hoạt động liên quan đến CNAT cho vùng nghèo, vùng cao khó khăn chưa được cấp nước đạt tiêu chuẩn. Bài toán căn cơ là phải tích cực tham gia vận động chính sách, góp phần tháo gỡ và khắc phục những khó khăn về thể chế, chính sách; đồng thời, tiếp tục ưu tiên, hỗ trợ các giải pháp sáng kiến địa phương, huy động đa dạng nguồn lực giúp đồng bào nghèo tiếp cận nước sạch bền vững./.

Bạn đang đọc bài viết Viện Dân số, Sức khoẻ và Phát triển hướng đến hoạt động cấp nước an toàn cho người dân vùng khó khăn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Nước” với những giá trị phong thủy trong kiến trúc
Yếu tố “nước” trong phong thủy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn nguồn năng lượng, là cội nguồn cho sự phát triển, sinh sôi, hưng thịnh về sức khỏe và tài lộc. Yếu tố nước – giá trị biểu trưng trong văn hóa và phong thủy Cây đa
Bài thơ: Em thương anh...
Em thương anh! Thương mọi điều anh ạ///Cả tiếng cười, cả giọng nói ấm êm//Cả những chuyện anh vẫn kể hàng đêm///Từng câu chữ nhát gừng nhưng mộc mạc 

Tin mới

“Nước” với những giá trị phong thủy trong kiến trúc
Yếu tố “nước” trong phong thủy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giữ gìn nguồn năng lượng, là cội nguồn cho sự phát triển, sinh sôi, hưng thịnh về sức khỏe và tài lộc. Yếu tố nước – giá trị biểu trưng trong văn hóa và phong thủy Cây đa
Bài thơ: Em thương anh...
Em thương anh! Thương mọi điều anh ạ///Cả tiếng cười, cả giọng nói ấm êm//Cả những chuyện anh vẫn kể hàng đêm///Từng câu chữ nhát gừng nhưng mộc mạc