Thứ ba, 30/04/2024 00:49 (GMT+7)

Ấn Độ tăng vọt sản lượng nhiệt điện, giảm sâu sản lượng thủy điện

An Đông -  Thứ ba, 09/04/2024 10:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong hành trình chuyển đổi xanh nhằm bảo vệ Trái đất khỏi khí nhà kính thì việc tăng cường sản xuất điện bằng than và giảm sản xuất thủy điện của Ấn Độ đang đi ngược lại với mục tiêu chung của toàn cầu.

Sản lượng thủy điện của Ấn Độ giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng ít nhất 38 năm, tính tới ngày 31/3. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng mưa thất thường buộc nước này phải phụ thuộc nhiều hơn vào điện than khi nhu cầu sử dụng điện trên cả nước ngày càng tăng lên.

Sản lượng thủy điện của Ấn Độ đã giảm 16,3% trong giai đoạn thống kê đến hết tháng 3/2024, theo phân tích của Reuters từ dữ liệu chính thức của cơ quan quản lý lưới điện liên bang Grid-India. Con số này có giảm nhẹ so với năm 2023 nhưng so với với trung bình toàn cầu, sản lượng Thủy Điện ở Ấn Độ giảm nhanh hơn. Đây là một điều đáng lo ngại với quốc gia vốn có sản lượng thủy điện lớn thứ 6 thế giới.

tm-img-alt
Đập thủy điện Cheruthoni ở Idukki, Kerala, Ấn Độ. Nguồn: Reuters.

Dữ liệu cho thấy, năng lượng tái tạo chiếm 11,7% sản lượng điện của Ấn Độ trong thời điểm kết thúc thống kê vào ngày 31/3, giảm so với mức 11,8% ghi nhận một năm trước đó.

Các chuyên gia cho biết, mực nước hồ chứa ở mức thấp nhất trong 5 năm có nghĩa là sản lượng thủy điện có thể sẽ vẫn ở mức rất thấp trong những tháng nóng nhất từ tháng 4 đến tháng 6, dẫn tới thúc đẩy phụ thuộc vào nhiệt điện than khi nhu cầu sử dụng điện tăng cao.

Theo ông K.J.Ramesh - cựu Giám đốc Cục Khí tượng Ấn Độ - cho biết, khả năng có mưa lớn trong mùa mưa năm nay sẽ tăng lên, nhưng tác động đến sản lượng thủy điện sẽ không thể hiện rõ cho tới tháng 7.

Mùa mưa ở Ấn Độ bắt đầu từ tháng 6 song ông cũng cho rằng, do lượng mưa thất thường nên Ấn Độ không nên coi thủy điện là nguồn năng lượng đáng tin cậy trong tương lai.

Dữ liệu của Grid-India cho thấy, thị phần của thủy điện trong tổng sản lượng điện của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 8,3% trong năm tài khóa kết thúc ngày 31/3, so với mức trung bình 12,3% trong 10 năm tính từ năm 2020.

Lượng mưa ít nhất kể từ năm 2018 đồng nghĩa với việc mực nước trong các hồ chứa giảm, đẩy sản lượng thủy điện hàng năm xuống mức thấp nhất trong 5 năm là 146 tỉ kilowatt giờ.

Lượng nước không đủ sản xuất thủy điện buộc Ấn Độ phải phụ thuộc nhiều hơn vào than đốt - một dạng năng lượng hóa thạch thải ra nhiều khí nhà kính gây tác động xấu tới môi trường và Trái đất.

Ấn Độ là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn thứ ba trên thế giới. Trong khi đó, mức phát thải bình quân đầu người ở nơi đây lại thấp hơn so với các quốc gia phát triển. Vì thế, chính phủ Ấn Độ thường sử dụng lý do này để bào chữa cho việc sử dụng than đốt ngày càng nhiều tại đất nước của mình.

Trong khi đó, sản lượng điện từ than đá và than nâu trong năm tài khóa 2023/2024 tăng 13,9%, vượt xa mức tăng 9,7% của sản lượng từ các nguồn tái tạo. Dữ liệu của Grid-India cho thấy, tổng sản lượng điện ở nước này tăng 10,3% trong năm tài khóa 2023/2024.

Ấn Độ đã không đạt được mục tiêu năm 2022 là lắp đặt 175 gigawatt năng lượng tái tạo, vẫn còn thiếu 38,4 gigawatt so với mục tiêu đó.

Theo dữ liệu của Grid-India, sự phụ thuộc của Ấn Độ vào nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện đã đạt mức cao nhất trong 5 năm là 77,2% vào năm 2023/2024. Việc bổ sung năng lượng tái tạo của Ấn Độ chậm nhất trong 5 năm vào năm 2023.

Theo tổ chức tư vấn năng lượng Ember, kể từ năm 2000 tới nay, trên toàn cầu, sản lượng thủy điện giảm 4 lần do ít mưa và nhiệt độ tăng lên vì El Nino. Trong khi đó, sản lượng thủy điện ở Ấn Độ - nước sản xuất thủy điện lớn thứ 6 trên thế giới - giảm nhanh hơn gần 7 lần so với mức trung bình toàn cầu.

Nhiệt điện là nguồn điện được chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch như than đá, khí đốt, nhiên liệu sinh học, hạt nhân...

Nhiên liệu hóa thạch là các tài nguyên thiên nhiên được chôn vùi trong lòng đất từ hàng triệu năm. Chúng được hình thành từ quá trình phân hủy kỵ khí xác sinh vật. Nhiên liệu hóa thạch có chứa hàm lượng hydrocarbon và carbon cao. Chúng được chia ra làm các loại phổ biến như sau: dầu thô, khí đốt, than đá...

Sản xuất điện bằng đốt nhiên liệu hóa thạch sẽ sản sinh ra nhiều khí nhà kính. Đây chính là nguyên nhân khiến cho Trái đất ngày càng nóng lên, dẫn tới biến đổi khí hậu, thiên tai và đe dọa sinh tồn của loài.

Bạn đang đọc bài viết Ấn Độ tăng vọt sản lượng nhiệt điện, giảm sâu sản lượng thủy điện. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Thúc đẩy hành động để giải quyết các thách thức toàn cầu
Cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về 'hợp tác toàn cầu, tăng trưởng và năng lượng cho phát triển' sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/4 tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia nhằm tìm kiếm giải pháp cho những thách thức toàn cầu hiện nay.

Tin mới

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...