Chủ nhật, 28/04/2024 19:01 (GMT+7)

Anh hùng liệt sỹ Cao Kỳ Vân

TS. Ngô Văn Cường -  Thứ hai, 28/08/2023 17:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cao Kỳ Vân tên thật là Nguyễn Thị Được, sinh năm 1925, quê ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Năm 1940, chị đã cùng gia đình lên định cư tại xã Cương Lập, huyện Yên Thế (nay là thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên)

tm-img-alt
Chân dung nữ Anh hùng liệt sĩ Cao Kỳ Vân

Cao Kỳ Vân tên thật là Nguyễn Thị Được, sinh năm 1925, quê ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Năm 1940, chị đã cùng gia đình lên định cư tại xã Cương Lập, huyện Yên Thế (nay là thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên)

Từ năm 1947 đến năm 1949, thực dân Pháp đã xây dựng hệ thống các căn cứ quân sự ở núi Con Voi xã Trung Sơn; núi Can Vang, xã Tiên Sơn; núi Mỏ Thổ, xã Minh Đức, huyện Việt Yên... Riêng núi Mỏ Thổ, xã Minh Đức, huyện Việt Yên có vị trí chiến lược quân sự quan trọng nhằm án ngữ con đường từ Bắc Ninh lên Yên Thế, kiểm soát cả một vùng.

Địch cũng xây dựng các cơ sở tề ngụy là các làng xung quanh vị trí đóng quân. Đồng thời tăng cường chỉ điểm, càn quét bắt cán bộ, đảng viên. Chúng sử dụng 7 tổ chức do thám với hệ thống chân dếp với ý đồ tăng cường xâm nhập vào vùng du kích, vùng tự do hoạt động. Đứng trước tình hình đó, để đối phó với các hoạt động của địch, Ty Công an tỉnh Bắc Giang đã thành lập các tổ Điệp báo Sao Chổi, Chi Lăng, Quyết tử Bạch Đằng...

Trong bối cảnh ấy, do hoạt động tích cực, dũng cảm, mưu trí ở địa phương, đầu năm 1950 Nguyễn Thị Được đã được Ty Công an Bắc Giang tin tưởng phân công vào tổ Điệp báo Sao Chổi mang bí danh Cao Kỳ Vân, do đồng chí Lê Nhị- Trưởng ban chính trị- Ty Công an tỉnh Bắc Giang chỉ huy. Cùng hoạt động trong tổ có nhiều nữ đồng chí như Cao Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Tụng…

Ngày 2 tháng 2 năm 1950, Tỉnh ủy Bắc Giang ra Chỉ thị: “Tổng phá tề, diệt bảo an”, thực hiện chỉ thị, các huyện trong tỉnh đều thành lập Ban phá tề diệt bảo an. Ty Công an được giao nhiệm vụ chỉ đạo phá tề, diệt bảo an ở huyện Lục Ngạn và cử lực lượng công an tham gia gồm nòng cốt là các đội công an danh dự của Ty, Quận và Ban Trật tự các xã trong vùng tạm chiếm. Đội Sao Chổi được Ty giao nhiệm vụ phối hợp với hoạt động của huyện, xã nên đã phân công các đồng chí Điệp báo xâm nhập vào vùng địch để hoạt động.

Sau khi được dự lớp huấn luyện nghiệp vụ, Cao Kỳ Vân được tổ chức đưa vào hoạt động trong vùng địch tạm chiếm hoạt động tại xã Minh Đức, huyện Việt Yên với nhiệm vụ nắm tình hình địch, diệt tề trừ gian, Cao Kỳ Vân đã làm con nuôi của một gia đình ngay dưới chân bốt Mỏ Thổ để che mắt địch. Hằng ngày, chị thường bán quán để dò la tin tức hoặc có lúc thường cải trang làm người đi cắt cỏ, bắt cua, mò ốc để có thể bắt quen và nắm bắt thông tin về địch qua binh lính. Những thông tin của chị đã được truyền ra để  giúp đơn vị có kế hoạch ngăn chặn các cuộc càn quét của địch, đồng thời có biện pháp di chuyển lực lượng, giúp nhân dân sơ tán tránh được thiệt hại.

Được cơ sở báo cáo đầu tháng 5 năm 1950, địch có cuộc họp quan trọng tại bốt Mỏ Thổ gồm tên Quan ba người Pháp từ Bắc Ninh lên để họp với mật thám, tề ngụy nhằm tổ chức càn quét, phá các cơ sở du kích, uy hiếp phong trào kháng chiến. Trước tình hình đó, đơn vị đã phân công Cao Kỳ Vân nhận nhiệm vụ xâm nhập vào bốt Mỏ Thổ để tiêu diệt địch.

Ngày 1 tháng 5 năm 1950, được tổ quân báo dẫn đường và yểm trợ, đồng chí đã cải trang làm cô gái bắt cua giấu 2 quả lựu đạn vào trong giỏ lọt vào bốt địch, ném quả lựu đạn thứ nhất không nổ, chị ném tiếp quả thứ hai, diệt và làm bị thương hàng chục tên địch. Do địch thay đổi giờ họp, nên những tên chỉ huy thoát chết. Khi rút lui, đồng chí đã bị địch bắt.

Chúng dùng mọi cách tra tấn dã man như đánh đập, thậm chí còn lột quần áo và dùng chó Béc giê để cắn xé thân thể chị, nhưng chị không khai báo nửa lời. Sau đó, chúng lại dụ dỗ, mua chuộc nhưng đều thất bại. Ngay hôm ấy, đồng chí đã hi sinh ở tuổi 25 trước làn đạn của kẻ thù vào đúng ngày 1 tháng 5 năm 1950.

Dẫu đã đi vào cõi vĩnh hằng, song tấm gương chiến đấu anh dũng, mưu trí, bất khuất của nữ Điệp báo Cao Kỳ Vân đã tô đậm truyền thống vẻ vang của Phụ nữ Việt Nam, của người Chiến sĩ Công an nhân dân tỉnh Bắc Giang.

Ngày 22 tháng 7 năm 1998, nữ liệt sĩ Cao Kỳ Vân đã được Chủ tịch nước Quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Để ghi nhớ công ơn to lớn của người anh hùng liệt sĩ Cao Kỳ Vân, giáo dục truyền thống yêu nước tới cán bộ, đảng viên và nhân dân, tại huyện Tân Yên, ngay trên trục đường chính qua trụ sở UBND huyện có con đường mang tên: Cao Kỳ Vân.

Tại thành phố Bắc Giang, đoạn đường từ đường Trần Nguyên Hãn qua làng Hà Vị đến đê sông Thương mang tên người nữ liệt sĩ anh hùng: Cao Kỳ Vân.

Bạn đang đọc bài viết Anh hùng liệt sỹ Cao Kỳ Vân. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề 

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.