Thứ hai, 29/04/2024 11:07 (GMT+7)

Bảo tồn vùng đất ngập nước ở Vịnh Monttama

MTĐT -  Thứ năm, 18/05/2017 09:12 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Để bảo vệ các hệ sinh thái các vùng đất ngập nước, vừa qua Chính phủ Myanmar đã chỉ định khu vực cửa sông của Vịnh Mottama là khu Ramsar thứ tư của Myanmar.

Myanmar là quốc gia có vùng đất ngập nước đa dạng, bao gồm các vùng đất ngập nước núi; đầm lầy và hồ nước ngọt; rừng ngập mặn ven biển, bãi bồi và các rạn san hô. Các hệ sinh thái này hỗ trợ đánh bắt cá, cung cấp nước sạch, giữ carbon và bảo vệ người dân khỏi tác động của lũ lụt, sóng thần và sạt lở đất. Bởi vậy, sinh kế ở địa phương phụ thuộc vào các hệ sinh thái này.

Tuy nhiên, hiện nay các vùng đất ngập nước ở Myanmar bị đe doạ bởi việc khai thác nước không bền vững, xâm lấn đất nông nghiệp, đánh bắt quá mức và các loài xâm lấn làm giảm khả năng hỗ trợ phát triển con người. Để bảo vệ tốt hơn các vùng đất ngập nước, Myanmar đã phê chuẩn Công ước Ramsar năm 2005.

Tại Myanmar, ba địa điểm đã được chỉ định là khu Ramsar gồm: Khu bảo tồn Động vật hoang dã Moeyungyi Wetlands ở Bago; Khu bảo tồn Động vật hoang dã Indawgyi ở Kachin State và Khu bảo tồn Động vật hoang dã Meinmahla Kyun ở đồng bằng Ayeyarwady.

Ngày 8/5/2017, Chính phủ Myanmar vừa chỉ định phía Bắc của Vịnh Mottama là khu Ramsar thứ tư. Khu vực này rộng 45.000 hecta nằm ở cửa sông Sittaung, kéo dài dọc theo bờ biển phía đông của cửa sông tại thị trấn Kyaitho và Bilin thuộc bang Mon. Khu vực này đáp ứng 6 trong số 9 tiêu chí Ramsar, một tỷ lệ tương đối cao.

Bản đồ khu vực Ramsar thứ tư của Myanmar

Được đánh giá là một trong những khu vực bùn lầy lớn nhất trên thế giới, Vịnh Mottama đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Đánh bắt cá đã giảm 50-90% trong 10 năm qua do đánh bắt quá mức, thường là do sử dụng lưới bất hợp pháp để thu hoạch cá ở mọi quy mô, thậm chí cả cá nhỏ. Nếu không biện pháp, đánh bắt cá và nền kinh tế ven biển sẽ tiếp tục giảm hơn nữa. Việc săn bắt trái phép tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loài nguy cấp đang bị đe dọa.

Việc chỉ định khu vực Ramsar này có ý nghĩa đặc biệt vì đây là khu vực đầu tiên ở Myanmar nằm ngoài khu vực được bảo vệ theo pháp luật. Do đó, nó đặt ra một tiền lệ quan trọng cho nhiều vùng đất ngập nước khác của Myanmar có tầm quan trọng quốc tế xứng đáng với vị thế của Ramsar.

Công ước Ramsar thành lập năm 1971, là một hiệp định quốc tế về bảo tồn và sử dụng đất ngập nước bền vững.

Thông qua quy ước và một loạt các tiêu chí, các quốc gia xác định những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, chỉ định là các khu Ramsar; đồng thời, cùng với các cộng đồng phụ thuộc vào chúng, cam kết đảm bảo quản lý và sử dụng bền vững. Hiện trên toàn cầu có 2,265 đầm lầy đã được đề cử làm địa điểm của Ramsar.

Theo TN&MT

Bạn đang đọc bài viết Bảo tồn vùng đất ngập nước ở Vịnh Monttama. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy hành động để giải quyết các thách thức toàn cầu
Cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về 'hợp tác toàn cầu, tăng trưởng và năng lượng cho phát triển' sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/4 tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia nhằm tìm kiếm giải pháp cho những thách thức toàn cầu hiện nay.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.