Thứ sáu, 26/04/2024 07:36 (GMT+7)

Bất động sản đứng thứ 2 về thu hút FDI

MTĐT -  Thứ tư, 30/05/2018 08:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong 5 tháng đầu năm nay, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó kinh doanh bất động sản là lĩnh vực đứng thứ hai về thu hút đầu tư với tổng vốn đầu tư 1,07 tỷ USD....

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính chung trong 5 tháng đầu năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) là 9,9 tỷ USD, bằng 81,6% so với cùng kỳ năm 2017.

Tính đến ngày 20/5/2018, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 6,75 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2017.

Hơn 1 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đổ vào bất động sản trong 5 tháng đầu năm 2018.

Trong 5 tháng đầu năm 2018, cả nước có 1.076 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 4,66 tỷ USD, bằng 83,2% so với cùng kỳ năm 2017. Có 393 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 2,49 tỷ USD, bằng 52,6% so với cùng kỳ năm 2017.

Vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm trong 5 tháng đầu năm 2018 giảm so với cùng kỳ năm 2017 do trong 5 tháng đầu năm 2017 có nhiều các dự án lớn được cấp mới và điều chỉnh vốn.

Cả nước có 2.341 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN với tổng giá trị vốn góp 2,75 tỷ USD, tăng 53,5% so với cùng kỳ 2017. Trong đó có 1.117 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp 1,58 tỷ USD và 1.224 lượt góp vốn mua cổ phần mà nhà ĐTNN mua lại cổ phần trong nước không làm tăng vốn điều lệ với tổng giá trị vốn góp 1,17 tỷ USD.

Theo lĩnh vực đầu tư, nhà ĐTNN đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà ĐTNN với tổng số vốn đạt 5,18 tỷ USD, chiếm 52,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 1,07 tỷ USD, chiếm 10,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,02 tỷ USD, chiếm 10,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Theo đối tác đầu tư, có 86 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư 2,63 tỷ USD, chiếm 26,5% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký xấp xỉ 1,52 tỷ USD, chiếm 15,4% tổng vốn đầu tư. Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,11 USD, chiếm 11,25% tổng vốn đầu tư.

Theo địa bàn đầu tư, thành phố Hồ Chí Minh là nơi thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với tổng số vốn đăng ký 2,39 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư. Hải Phòng đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 1,07 USD, chiếm 10,8% tổng vốn đầu tư. Hà Nội đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 835,3 triệu USD chiếm 8,4% tổng vốn đầu tư.

Theo Đời sống & Pháp lý

Bạn đang đọc bài viết Bất động sản đứng thứ 2 về thu hút FDI. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.