Thứ hai, 29/04/2024 10:12 (GMT+7)

Cà Mau phát triển bền vững kinh tế biển, thích ứng với biến đổi khí hậu

MTĐT -  Thứ năm, 20/04/2023 08:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cà Mau cần xác định phát triển theo hướng cân bằng, hài hòa, bền vững, tập trung vào kinh tế biển, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thuận thiên, nhằm đảm bảo thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường.

Ngày 19/4, Hội nghị thẩm định Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã diễn ra tại Hà Nội. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng chủ trì Hội nghị.

Hình thành và phát triển 2 hành lang kinh tế, 5 cực tăng trưởng

Cà Mau có lợi thế nằm ở vị trí địa chiến lược: Vị trí trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á; nằm trên hành lang phát triển kinh tế phía Nam của Tiểu vùng Mekong mở rộng; là tỉnh duy nhất của Việt Nam có 3 mặt giáp biển; có chiều dài bờ biển 254 km, dài nhất trong 28 tỉnh; thành phố có đường bờ biển, có ngư trường rộng lớn nhất nước; là Khu dự trữ sinh quyển thế giới và Khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế...

Cà Mau phát triển bền vững kinh tế biển, thích ứng với biến đổi khí hậu
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: MPI

Quy hoạch tỉnh Cà Mau xác định các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá phát triển như phát triển bền vững kinh tế biển gắn với khai thác hiệu quả Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai, Khu kinh tế Năm Căn; đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông (đường cao tốc, đường ven biển, cảng biển, cảng hàng không), hạ tầng đô thị, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, hạ tầng du lịch.

Hình thành và phát triển 2 hành lang kinh tế theo hướng Bắc - Nam (TP Cà Mau - Cái Nước - Năm Căn - Đất Mũi) và hướng Đông - Tây (Tân Thuận - Sông Đốc) trên cơ sở kết nối đường cao tốc, đường ven biển, cảng hàng không, cảng biển và 5 cực tăng trưởng (TP Cà Mau, Năm Căn, Sông Đốc, Tân Thuận, Đất Mũi).

Quy hoạch cũng xác định đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện; nâng cao chất lượng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Khai thác các thế mạnh nhằm tạo đột phá về kinh tế biển

Cho ý kiến tại Hội nghị, các thành viên Hội đồng đề xuất nhiều giải pháp mang tính chi tiết, cụ thể, sát với thực tế phát triển của địa phương. Trong đó, một số ý kiến đề nghị tỉnh cần dự kiến các khu xử lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt phù hợp với thực trạng quy hoạch các đô thị trên địa bàn.

Quy hoạch cũng cần làm rõ hơn phương án khai thác mạch nước ngầm, nguồn nước ngọt để phục vụ sinh hoạt và sản xuất để ngăn ngừa tình trạng sụt lún; đồng thời đưa ra các giải pháp, phương án thật cụ thể để giải quyết tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển.

Cà Mau phát triển bền vững kinh tế biển, thích ứng với biến đổi khí hậu
Thhàn phố Cà Mau: Ảnh: Internet

Cùng với việc phát triển đường bộ thì cần chú trọng nghiên cứu đối với lĩnh vực đường thủy nội địa; quy hoạch về tĩnh không phù hợp với các tuyến đường thủy cụ thể để có hướng phát triển tốt hơn.

Bên cạnh đó, trong phát kinh tế, tỉnh cần xác định rõ vị trí đóng góp của kinh tế biển trong GDP của tỉnh.

Riêng đối với lĩnh vực du lịch, tỉnh cần chú trọng phát triển nhanh, mạnh Khu du lịch Đất Mũi, đưa khu du lịch này trở thành điểm du lịch mũi nhọn, đột phá trong phát triển du lịch của tỉnh, tạo sinh kế cho người dân địa phương.

Tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng, biến đổi khí hậu

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng thẩm định. Đồng thời lưu ý Cà Mau cần chỉ đạo các cơ quan lập quy hoạch nghiêm túc tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ quy hoạch theo ý kiến góp ý tại Hội nghị.

Cụ thể, tỉnh cần tập trung vào một số vấn đề như: Xác định vai trò, vị trí của tỉnh trong vùng; về kết cấu giao thông, phát triển văn hóa, xã hội, du lịch và kinh tế gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Bên cạnh đó cần đánh giá mối quan hệ giữa các ngành; tìm điểm nghẽn để tháo gỡ, nhất là các vấn đề về hạ tầng, biến đổi khí hậu, sụt lún nền đất, sạt lở bờ sông, bờ biển và vấn đề nước ngọt.

Về quan điểm, tỉnh cần xác định phát triển theo hướng cân bằng, hài hòa, bền vững, tập trung vào kinh tế biển, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thuận thiên, nhằm đảm bảo thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường.

Theo kết quả bỏ phiếu của Hội đồng thẩm định, 30/30 thành viên Hội đồng đồng ý thông qua Báo cáo Quy hoạch tỉnh Cà Mau, trong đó, có 29/30 thành viên đồng ý thông qua nhưng phải chỉnh sửa bổ sung, 1 ý kiến không cần chỉnh sửa, bổ sung.

Bạn đang đọc bài viết Cà Mau phát triển bền vững kinh tế biển, thích ứng với biến đổi khí hậu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Tuấn Đông/tapchixaydung.vn

Cùng chuyên mục

Nghĩa Lộ (Yên Bái) khắc phục hạn hán do khô hanh kéo dài
Trong thời gian qua, do thời tiết khô hanh kéo dài, lượng mưa ít dẫn đến mực nước nhiều sông, suối và hồ, đập trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có thị xã Nghĩa Lộ xuống thấp gây khó khăn trong việc dẫn nước phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp.
Cảnh báo tần suất La Nina và El Nino gia tăng
Ngày 25/4, các chuyên gia khí tượng cho biết hiện tượng thời tiết El Nino và La Nina - kéo theo những đợt nóng, lạnh, mưa hoặc hạn hán - sẽ diễn ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn trong những năm tới.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.