Thứ hai, 29/04/2024 11:14 (GMT+7)

Cả nước có hơn 2,8 triệu trường hợp vi phạm an toàn giao thông bị xử lý trong năm 2022

Tuệ Lâm -  Thứ hai, 26/12/2022 14:55 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Năm 2022, lực lượng CSGT đã xử lý 2.865.684 trường hợp vi phạm TTATGT đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.

Theo Cục Cảnh sát giao thông, năm 2022, cả nước xảy ra 11.450 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.384 người, bị thương 7.804 người. So với cùng kỳ năm 2019, giảm 6.205 vụ (-35,15%), giảm 1.245 người chết (-16,32%), giảm 5.841 người bị thương (-42,81%).

Trong năm 2022, Cục CSGT đã chỉ đạo CSGT Công an các đơn vị, địa phương bố trí lực lượng tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm TTATGT, tập trung xử lý vi phạm theo các chuyên đề, nhất các chuyên đề theo chỉ đạo của Bộ Công an.

Lực lượng CSGT đã xử lý 2.865.684 trường hợp vi phạm TTATGT đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, phạt tiền 4.124 tỷ 652 triệu đồng, tước 388.141 giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn, tạm giữ 614.520 phương tiện các loại. So với cùng kỳ năm 2019, giảm 1.263.641 trường hợp, tiền phạt tăng 1.360 tỷ 298 triệu đồng; so với năm 2021, giảm 19.171 trường hợp, tiền phạt tăng 1.316 tỷ 028 triệu đồng.

tm-img-alt

Cả nước có hơn 2,8 triệu trường hợp vi phạm an toàn giao thông bị xử lý trong năm 2022. (Ảnh: Internet)

Năm 2022, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) đã nắm chắc, dự báo sát tình hình, chủ động tham mưu cho các cấp lãnh đạo chỉ đạo, triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT), qua đó đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, tạo môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng quan hệ đối ngoại của đất nước.

Thực hiện chỉ đạo Bộ Công an, năm 2022 lực lượng CSGT đã chủ động tham mưu, chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp bảo đảm TTATGT như tham mưu hoàn thiện thể chế pháp luật về TTATGT; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin vào công tác bảo đảm TTATGT; tham mưu cho Bộ và trực tiếp ban hành nhiều kế hoạch lớn về bảo đảm TTATGT, TTXH, tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm theo các chuyên đề phù hợp với thực tế về tình hình TTATGT, TTXH.

Đối với lĩnh vực đường sắt, Cục CSGT tập trung xử lý vi phạm, phối hợp giải tỏa, xóa bỏ vị trí vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt, lối đi tự mở qua đường sắt, kiểm tra, xử lý vi phạm các quy định về lắp đặt hệ thống báo hiệu, thiết bị tại đường ngang trên tuyến đường sắt, vi phạm điều kiện an toàn tại các điểm thi công trên tuyến đường sắt.

Trong khi đó, 2022 là năm lực lượng CSGT đẩy mạnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về quản lý, khai thác cảng, bến thủy nội địa; vi phạm quy định về đăng ký, đăng kiểm, an toàn kỹ thuật phương tiện thủy nội địa, xử lý phương tiện thủy chở quá vạch dấu mớn nước an toàn, lắp đặt thiết bị hút cát trái phép...

Theo số liệu từ Cục CSGT, trong năm 2022 lực lượng chức năng đã xử lý 6.222 trường hợp, phạt tiền hơn 3.3 tỉ đồng đối với lĩnh vực đường sắt. Đối với lĩnh vực đường thủy, xử lý 57.008 trường hợp, phạt tiền hơn 87,6 tỉ đồng.

Cũng theo thông tin từ Cục CSGT, trong hơn 2,8 triệu trường hợp vi phạm trật tự ATGT bị xử lý trong năm 2022, có đến 388.141 giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn bị tịch thu, đồng thời tạm giữ 614.520 phương tiện các loại.

So với cùng kỳ năm 2021, số trường hợp vi phạm ATGT giảm 19.171 trường hợp nhưng tiền phạt tăng hơn 1.316 tỉ đồng.

Bạn đang đọc bài viết Cả nước có hơn 2,8 triệu trường hợp vi phạm an toàn giao thông bị xử lý trong năm 2022. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mở rộng thêm 94 km2 tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Vào năm 2025, Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận sẽ mở rộng lên diện tích 305 km2, đồng thời dân số của thành phố dự kiến sẽ vượt qua con số 334.000 người, sau khi thực hiện quá trình sáp nhập một phần của huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc...

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.