Thứ hai, 29/04/2024 07:51 (GMT+7)

Các hoạt động tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

MTĐT -  Thứ tư, 27/04/2022 17:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Từ ngày 29/4 đến ngày 03/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ giới thiệu không gian văn hóa với chủ đề "Chợ phiên vùng cao - Sơn La điểm hẹn" trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Theo đó, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô (Sơn Tây – Hà Nội) sẽ giới thiệu không gian văn hóa đậm đà sắc màu vùng Tây Bắc, Đông Bắc. Tham gia các hoạt động có khoảng 100 người của 13 dân tộc đang hoạt động tại làng, bao gồm: Mông, Khơ Mú, Thái, Tày, Nùng, Mường, Dao, Tà Ôi, Cơ Tu, Xơ Đăng, Ba Na, Ê Đê, Khmer và các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Múa Rối Việt Nam.

Các sự kiện điểm nhấn diễn ra dịp nghỉ lễ 29/4 - 3/5 có: “Chợ phiên vùng cao - Sơn La điểm hẹn”, tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng cao Tây Bắc, Đông Bắc với 50 gian hàng. Tại đây du khách có dịp trải nghiệm, thưởng thức ẩm thực, đặc sản truyền thống, văn hóa dân tộc, trò chơi dân gian tại chợ vùng cao do chính những cộng đồng dân tộc thực hiện.

Cùng với đó, triển lãm ảnh sắc màu văn hóa Tây Bắc giới thiệu khoảng 40 bức ảnh dọc tuyến đường vào chợ vùng cao. Các bức ảnh này do Ban Quản lý Khu các làng dân tộc phát huy từ bộ tư liệu ảnh trước đây đã trưng bày triển lãm và 40 ảnh của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La với chủ đề “Nét đẹp vùng cao”.

Không gian chợ là sự kết hợp giữa không gian hội xuống chợ, không gian vui chơi gắn với các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian, không gian ẩm thực, sản vật với sắc màu của các dân tộc Mông, Dao, Thái, Mường, Khơ Mú, Tày...

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Chương trình “Sắc màu chợ phiên” của cộng đồng dân tộc biểu diễn các tiết mục dân ca dân vũ ca ngợi quê hương đất nước, bản sắc dân tộc vùng, miền và các trò chơi dân gian do đồng bào các dân tộc giao lưu với du khách như giã bánh dày, đánh quay (tu lu), leo cột, đẩy gậy... của các dân tộc huy động ở tỉnh Sơn La và các dân tộc đang hoạt động tại Làng.

Dịp này, các nghệ nhân tỉnh Sơn La giới thiệu và giúp du khách trải nghiệm nghệ thuật thêu khăn piêu, cách đội khăn piêu của các cô gái Thái tỉnh Sơn La. Đồng bào dân tộc Mông cũng sẽ giới thiệu môn nghệ thuật độc đáo khèn Mông đến với du khách. Đồng bào dân tộc Dao tổ chức tái hiện Tết nhảy - lễ hội lớn nhất của các dòng họ dân tộc Dao. Đồng bào dân tộc Thái tái hiện Lễ hội cầu mưa. Chương trình nghệ thuật múa rối nước.

Bên cạnh đó là các hoạt động hoạt động hàng ngày, cuối tuần của 13 cộng đồng dân tộc, chương trình du lịch trải nghiệm, giới thiệu làm bánh, gói bánh phục vụ du khách, trò chơi dân gian; hoạt động cầu an, chúc phúc tại các không gian tâm linh chùa Khmer, tháp Chăm... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Các hoạt động hấp dẫn nêu trên, hứa hẹn Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ là một trong những điểm đến lý tưởng cho du khách tận hưởng kỳ nghỉ lễ với nhiều trải nghiệm thú vị và đầy ý nghĩa.

Thanh Hạ

Bạn đang đọc bài viết Các hoạt động tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam dịp nghỉ lễ 30/4-1/5. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề 

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.