Thứ hai, 29/04/2024 08:12 (GMT+7)

Cần hoàn thiện chính sách phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ

Đan Vy -  Thứ hai, 31/07/2023 15:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng cần hoàn thiện chính sách về hạ tầng kỹ thuật vì đây được coi là bộ khung, là nền móng để phát triển đô thị bền vững.

Đó là ý kiến thống nhất của nhiều ý kiến chuyên gia tại Hội thảo “Tham vấn chính sách quản lý phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ” do Bộ Xây dựng và Cơ quan Hợp tác phát triển Đức (GIZ) phối hợp tổ chức ngày 28/7 vừa qua.

tm-img-alt
Hội thảo Tham vấn chính sách quản lý phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ

Báo cáo tham luận tại Hội thảo của Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng cho biết, hiện nay, hệ thống pháp luật chung có khoảng gần 30 luật liên quan và điều chỉnh các hoạt động quản lý phát triển hạ tầng kỹ thuật. Về pháp luật chuyên ngành, Chính phủ đã ban hành 07 nghị định chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật thuộc các lĩnh vực: cấp nước; thoát nước và xử lý nước thải; không gian ngầm đô thị; sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật đô thị; chiếu sáng đô thị; cây xanh đô thị; nghĩa trang và cơ sở hỏa táng. Các nghị định được ban hành cơ bản được xây dựng theo hướng quy định từ quy hoạch, kế hoạch, đầu tư xây dựng phát triển cho đến quản lý, vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật.

Tuy nhiên, chưa có văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành cho quản lý giao thông đô thị và quản lý công viên trong đô thị. Trong 7 nghị định chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được ban hành; chỉ có 2 nghị định về quản lý không gian ngầm đô thị và quản lý cây xanh đô thị thuộc trường hợp nghị định để quy định chi tiết và tổ chức thi hành Luật. Các nghị định chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật chưa có nội dung về quản lý, khai thác và sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng kỹ thuật; chưa có các quy định cụ thể để thúc đẩy đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật từ nguồn vốn tư nhân.

Những năm qua, việc phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị đã đạt được nhiều kết quả khả quan: Giao thông công cộng được quan tâm phát triển, tỷ lệ cung cấp nước sạch và xử lý nước thải đều tăng với nhiều nhà máy công suất lớn được đầu tư xây dựng, công trình ngầm đang được đầu tư xây dựng, hơn 50 nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung được đầu tư xây dựng và đi vào vận hành, hầu hết các đường phố chính tại các đô thị từ loại III trở lên đều đạt tỷ lệ chiếu sáng 100%, diện tích cây xanh đô thị bình quân đầu người tại một số đô thị tăng...

Tuy vậy, việc đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật đang tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật hầu hết được ban hành sau từ 7 đến 16 năm đã bộc lộ những hạn chế, bất cập trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho biết, phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ là cơ sở nền tảng để bảo đảm cho mỗi đô thị, mỗi vùng và mỗi đất nước phát triển theo hướng bền vững. Trong thời kỳ đổi mới, việc phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng kỹ thuật luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Từ Đại hội Đảng lần thứ VII (năm 1991) đến nay, vai trò của phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước luôn giữ vị trí quan trọng, là yếu tố đột phá chiến lược để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và cơ cấu lại nền kinh tế.

Sau năm 2000, kinh tế phát triển nhanh nên đòi hỏi cần hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật để điều chỉnh các mối quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt động quản lý phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Qua đó, góp phần tăng hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về hạ tầng kỹ thuật và cải thiện môi trường đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật thuận lợi hơn.

Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của các đô thị và khu vực dân cư nông thôn tập trung đã từng bước được đầu tư, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới. Đặc biệt, việc quản lý, đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị đã có hiệu quả, giúp quá trình phát triển đô thị diễn ra mạnh mẽ, chất lượng đô thị được từng bước nâng cao.

Bạn đang đọc bài viết Cần hoàn thiện chính sách phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.