Thứ bảy, 27/04/2024 11:53 (GMT+7)

Đại Từ - Thái Nguyên: Trang trại chăn nuôi lợn ngang nhiên xả thải ra môi trường

Văn Thuỵ -  Thứ tư, 29/03/2023 15:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trang trại nuôi lợn của hộ ông Khang (thôn Nông Trường, xã Cát Nê) trở thành “nỗi ám ảnh” của người dân nơi đây, bởi nó liên tục xả thải ra môi trường.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên có nhiều trang trại chăn nuôi lợn với quy mô lớn đang hoạt động. Mặc dù các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi đã được quy định chặt chẽ, nhưng khi đi vào hoạt động không ít trang trại vẫn gây ô nhiễm môi trường. 

Nhận được phản ánh của những hộ dân sinh sống gần trang trại lợn của ông Đặng Đức Khang thì nhiều năm qua, người dân nơi đây bị "ám ảnh" bởi trại lợn mọc lên rất nhiều. Hàng ngày phải chịu mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, nước từ trang trại lợn xả ra môi trường khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn.

Chia sẻ với phóng viên, chị Nguyễn Thị Thoa, một người dân sống và canh tác gần trang trại lợn cho biết: “Nhà tôi có đồi chè sát ngay khu trang trại lợn, trang trại này thường xuyên xả thải vào khoảng 5 giờ chiều hàng ngày. Nước thải được bơm thẳng từ bể chứa ra bên bên ngoài và được chảy tự do, nước có màu đen kịt, mùi hôi thối nồng nặc rất khó chịu. Chúng tôi rất bức xúc và lo lắng về tình trạng ô nhiễm môi trường do trang trại chăn nuôi lợn gây ra. Chất thải từ trang trại này đã làm cho nguồn nước và đất ở đây trở nên ô nhiễm và không thể sử dụng được. Nó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh, đặc biệt là khi chúng tôi phải sống gần trang trại này hàng ngày”.

tm-img-alt
Khu trang trại chăn nuôi lợn của ông Đặng Đức Khang tại thôn Nông Trường, xã Cát Nê, huyện Đại Từ.

Chị Nguyễn Thị Phương cũng sống gần trại lợn nhà ông Khang bức xúc: “Từ ngày trại lợn nhà ông Khang xả thải ra ngoài môi trường, thì người dân chúng tôi sống gần đây không thể chịu nổi, mùi hôi nồng nặc, nguồn nước thì ô nhiễm, ruồi nhặng nhiều khủng khiếp, nhiều nhà còn bị ngấm cả vào nước giếng và ao cá. Bên cạnh đó, việc xả nước thải từ trang trại chăn nuôi lợn cũng đã gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường những khu vực lân cận. Tôi rất lo lắng về những hậu quả của việc xả thải này ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của cộng đồng nơi tôi sống”.

Bà Nguyễn Thị Hương, sống tại thôn Nông Trường xã Cát Nê cho biết: Nguồn nước sinh hoạt và canh tác bị ô nhiễm nghiêm trọng, toàn bộ những vạt ruộng dọc theo nguồn chảy của trại lợn đều bị bỏ hoang hóa, người dân phản ánh mãi cũng đến thế, chính quyền thờ ơ.

Theo ông Đỗ Thanh Tâm, Chủ tịch UBND xã Cát Nê (Đại Từ), hồ sơ và tất cả văn bản, biên bản ô nhiễm môi trường của trang trại này thì Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã làm xong.

Trao đổi với ông Nguyễn Quang Hải, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đại Từ thì được biết, năm 2019 trang trại của ông Đặng Đức Khang đã bị UBND tỉnh Thái Nguyên xử phạt 372 triệu đồng vì đã có hành vi xả thải ra môi trường. Mang những thông tin mà người dân phản ảnh việc trang trại của ông Khang đang xả thải ra môi trường thì ông Hải cho biết sẽ cho kiểm tra ngay và khi có kết quả sẽ thông tin lại cho phóng viên.

Từ những bức xúc của người dân xã Cát Nê, đề nghị các cơ quan chức năng của huyện Đại Từ và tỉnh Thái Nguyên cần kiểm tra và có những phướng hướng giải quyết, những biện pháp xử lý triệt để quyết liệt hơn đối với những trang trại chăn nuôi lợn, đặc biệt là trang trại của ông Đặng Đức Khang để không làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe của người dân nơi đây, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của vùng đất có tiềm năng du lịch rất lớn như huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên).

Bạn đang đọc bài viết Đại Từ - Thái Nguyên: Trang trại chăn nuôi lợn ngang nhiên xả thải ra môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề