Thứ ba, 30/04/2024 08:00 (GMT+7)

Đắk Lắk: “Toang' cả cánh rừng vì quản lý bất lực

Mai Trung -  Thứ sáu, 22/05/2020 17:07 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thương xót cho những cánh rừng nguyên sinh, người dân chán nản cấp quản lý, liên tục cầu cứu thay cho rừng.

Rừng bị tàn phá khủng khiếp.

Tình trạng phá rừng công khai tại địa bàn thôn Sông Chò, xã Cư San, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk diễn ra không chỉ ngày một, ngày hai mà đã từ rất lâu. Người dân sống quanh đây đau lòng nhưng không biết kêu ai, đành tìm đến phóng viên để giãi bày câu chuyện.

Con đường đến nơi này cũng lắm gian truân, phải vượt qua quãng đường hàng trăm km. Đến nơi, cảnh hiện ra trước mắt là cánh rừng nguyên sinh bị tàn phá một cách vô tội vạ, cả trăm ha rừng với các loại cây gỗ có đường kính lớn, nhỏ bị triệt hạ cháy đen nhẻm, nhiều chỗ khói kèm tàn tro vẫn còn bay nghi ngút.

Rừng biến thành rẫy chỉ trong thời gian ngắn

Trên diện tích những mảnh đất còn ấm hơi nóng, còn sót lại chỉ là những xác cây gỗ lớn, nhỏ đã bị cháy thành tro bụi hoặc nằm xếp chồng chéo lên nhau bị cháy xém, thân hình biến dạng.

“Các anh chứng kiến rồi đấy, không phải tôi nói dối đâu nhé! Rừng nguyên sinh ở đây vẫn đang bị tàn phá, vẫn bị cưa hạ, không chỉ lấy gỗ, mà người dân còn cố tình vác máy cưa lóc vào rừng cưa hạ hàng chục, thậm chí cả trăm ha để đốt nương làm rẫy. Đồng bào H’Mông ở đây ghê lắm, họ mà di cư tới đâu, làm rẫy tới đâu là những cánh rừng nguyên sinh bị san bằng tới đó…”, người dẫn đường cho biết.

Xót xa rừng xanh bị người dân tàn phá

Quy trình phá rừng được thực hiện rất đơn giản, bên cạnh rẫy cây keo, lá tràm của người dân là những cánh rừng nguyên sinh. Vì vậy, họ sẽ vác cưa lóc vào những cánh rừng lân cận, cưa hạ, lấn chiếm. Mỗi ngày một ít, quả đồi sẽ bị cạo trọc. Dần dà, rừng nguyên sinh bị thay thành những rẫy keo tràm. Vừa chỉ tay về phía những ngọn đồi vừa nói, người dẫn đường tiếp tục đưa chúng tôi vào những rẫy keo tràm 2 năm tuổi gần đó để xác minh. Dưới màu xanh của cây keo, tràm là xác những cây gỗ lớn nhỏ bị đã đốt cháy.

Người dẫn đường tiếp tục chép miệng: “Các anh thấy đấy, gần 40 - 50 ha tôi chỉ cho các anh vừa được chặt hạ cách đây gần hai tháng mà giờ người ta đốt thành tro hết. Tôi đoán không nhầm thì chuẩn bị vào mùa mưa họ sẽ đưa giống keo tràm vào trồng cho mà xem…”.

Sau khi ghi nhận thực tế, PV trao đổi với ông Phạm Đăng Đảng, Chủ tịch UBND xã Cư San, thì được biết: “Mới đây, chúng tôi có nhận được phản ánh về việc người dân phá 3,5 ha rừng sản xuất tại thôn Sông Chò, UBND xã đã kết hợp với các đơn vị liên quan đến hiện trường lập biên bản, đo đạc hiện trường và hiện vụ việc đang được các cơ quan chức năng xử lý”.

“Việc phá gần 40-50 ha rừng cũng tại địa bàn thôn Sông Chò, xã đã nắm bắt được và đã đến tận nơi, chứng kiến. UBND xã đã chỉ đạo Công an xã phối hợp Công an huyện, kiểm lâm địa bàn đang làm hiện trường điểm phá rừng, để báo cáo diễn biến và có biện pháp bảo vệ hiện trường bị phá, chứ không vài bữa họ trồng ngay!” - ông Đảng cho biết thêm.

Có lẽ vì sự bất lực của cấp quản lý mà người dân phải ứa lệ với rừng

Chủ tịch xã Cư San cũng chia sẻ, hiện vẫn có tình trạng người dân phá rừng nhưng không nhiều như trước đây, khâu phát hiện và xử lý rất là khó. “Từ trước tới nay chưa bắt được đối tượng phá rừng, chỉ phát hiện điểm phá rừng rồi lập biên bản. Có những cái mà tôi đang rất trăn trở, như hiện nay các đối tượng phá rừng dường như được dàn xếp rất là kỹ lưỡng. Xã chỉ cần tổ chức lực lượng đi làm, mới ra khỏi Ủy ban là người ta đã biết”.

Diện tích rừng quản lý thì rộng, nhưng không có lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, cả xã chỉ trông chờ vào một kiểm lâm viên phụ trách địa bàn như thông tin từ Chủ tịch xã trao đổi. Như vậy, xã “bất lực” hay “làm ngơ, tiếp tay" cho nạn phá rừng thì vẫn còn là một câu hỏi.

Môi trường & Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Bạn đang đọc bài viết Đắk Lắk: “Toang' cả cánh rừng vì quản lý bất lực. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Người dân cả nước hân hoan đón mừng ngày 30/4-1/5
Tại Hà Nội, các không gian ngoài trời như: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, phố đi bộ… khá tấp nập. Tại Vườn thú Hà Nội (quận Ba Đình) khách du lịch nhiều địa phương đổ đến tham quan, tìm hiểu cuộc sống các loài động vật.
Hồ Sông Mây xả nước, 200 tấn cá chết trắng
Nhiều ngày qua, tại hồ Sông Mây (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) xuất hiện tình trạng cá chết nổi "trắng" mặt hồ, bốc mùi hôi thối ảnh hướng đến sức khỏe người dân và môi trường quanh khu vực.
Mùa xuân đẹp nhất
Chỉ có mùa xuân giải phóng mới biến ước mơ cháy bỏng của những công dân yêu nước Việt Nam thành hiện thực.
Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...