Thứ hai, 29/04/2024 10:43 (GMT+7)

Dâng hương tưởng niệm 692 năm ngày Đệ nhị tổ Pháp Loa Đồng Kiên Cương nhập niếp bàn

Minh Phan -  Thứ hai, 04/04/2022 15:49 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Từ ngày 1- 3/4/2022, UBND xã Hoàng Hoa Thám ,TP Chí Linh tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm 692 năm ngày viên tịch của Đệ nhị tổ Thiền phái Trúc Lâm Pháp Loa Đồng Kiên Cương (1330 - 2022).

Tới tham dự về chính quyền địa phương có ông Nguyễn Văn Kiên, Phó Bí thư Thành ủy ,Chủ tịch UBND thành phố Chí Linh; đại diện một số ban ngành, đoàn thể và lãnh đạo xã Hoàng Hoa Thám, TP. Chí Linh.

Về phía dòng tộc họ Đồng Việt Nam có Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Trung tướng Đồng Đại Lộc, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát Bộ Công an, Phó trưởng ban thường trực Ban liên lạc họ Đồng Việt Nam, cùng các thành viên; đại diện Ban liên lạc họ Đồng TP.Hải Phòng; TP. Chí Linh, TP. HCM, TP. Cần Thơ và một số tỉnh thành lân cận.

Chùa Thanh Mai được xây dựng từ đời nhà Trần, thế kỷ thứ 13. Đến nay, trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, chùa vẫn giữ được nét uy nghi của kiến trúc thời Trần. Chùa được thiết kế kiến trúc hình chữ "đinh", gồm 7 gian tiền đường, 3 gian hậu cung. Phía sau chùa là nhà tổ kiến trúc hình chữ "nhị", thờ Trúc Lâm Tam Tổ: Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang; phía sau nhà tổ là Viên Thông Bảo Tháp.

tm-img-alt
Viên Thông Bảo Tháp

Toàn bộ tượng tại chùa Thanh Mai đều được tạc bằng gỗ. Hệ thống di vật hiện còn tại chùa gồm tượng pháp, tháp mộ, văn bia. Trong đó, đáng chú ý là tấm bia đá “Thanh Mai Viên Thông tháp bi”, khắc dựng năm Đại Trị thứ năm (1362). Văn bia ghi chép về thân thế và sự nghiệp của Thiền sư Pháp Loa Đồng Kiên Cương, nhưng qua tấm bia có thể thấy được tình hình chính trị, tôn giáo, ruộng đất đương thời và những hoạt động của Trúc Lâm tam tổ. Vì những dữ liệu quan trọng này, năm 2016, bia đá "Thanh Mai Viên Thông tháp bi" được công nhận là bảo vật quốc gia.

Thiền sư Pháp Loa (1284 - 1330), tên thật là Đồng Kiên Cương, quê ở thôn Đồng Hòa, hương Cửu La, huyện Chí Linh, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang (nay thuộc Phường Ái Quốc, TP. Hải Dương), là Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Với 47 năm trụ thế, 26 năm tu đạo - hành đạo, Thiền sư Pháp Loa kế thừa và phát triển sự nghiệp mà Sơ tổ Trúc Lâm - Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã tạo lập, góp phần quan trọng trong việc truyền bá, mở rộng Phật pháp, phát triển Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, có đóng góp to lớn với Phật giáo Việt Nam và lịch sử - văn hóa dân tộc Việt Nam.

tm-img-alt
Thiền sư Pháp Loa (1284 - 1330), tục danh Đồng Kiên Cương, quê ở thôn Đồng Hòa, hương Cửu La, huyện Chí Linh, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang (nay thuộc Phường Ái Quốc, TP. Hải Dương), là Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.  Trong ảnh : Tượng ngài Pháp Loa vừa được đại đức Thích Chân Thường, một người con ưu tú của họ Đồng, hiện đang trụ trì chùa Linh Xuân, Kiến Thụy, Hải Phòng mời các nghệ nhân thiết kế và trạm khắc bằng gỗ quý đặt tại chùa Linh Xuân, Kiến Thụy, Hải Phòng

Theo Thượng tọa, Tiến sỹ Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Hội Phật giáo Việt Nam: “Những di sản của Đệ nhị tổ Pháp Loa Đồng Kiên Cương trong sự nghiệp hoằng truyền chính pháp điều hành và phát triển Giáo hội Trúc Lâm thế kỷ XIII vẫn là bài học còn nguyên giá trị cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong lòng dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc."

Giáo sư ,Tiến sỹ khoa học Vũ Minh Giang cho biết: “Sự nghiệp của Đệ nhị tổ Pháp Loa gắn liền với ngôi chùa Quỳnh Lâm nổi tiếng. Pháp Loa đã thành lập Quỳnh Lâm Viện với các kiến trúc đồ sộ và hoàn chỉnh vào năm 1317 trên cơ sở chùa Quỳnh Lâm cũ. Đây có thể coi là Trường Đại học Phật giáo đầu tiên mang tầm vóc Quốc gia của Việt Nam, đây là nơi truyền kinh giảng đạo và đào tạo đội ngũ sư tăng cho đạo Phật và tổ chức nhiều sự kiện lớn của Phật giáo. Nếu như Trần Nhân Tông là người có công quy tụ Phật giáo về một mối thì công lao to lớn của Đệ nhị tổ Pháp Loa là phát triển và lan tỏa Phật giáo đậm bản sắc Việt Nam”./.

Một số hình ảnh tại buổi lễ dâng hương:

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
Bạn đang đọc bài viết Dâng hương tưởng niệm 692 năm ngày Đệ nhị tổ Pháp Loa Đồng Kiên Cương nhập niếp bàn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.