Thứ sáu, 26/04/2024 13:17 (GMT+7)

KĐT Linh Đàm – điển hình của khu đô thị bị phá vỡ quy hoạch

MTĐT -  Chủ nhật, 03/06/2018 18:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo một số đại biểu thời gian qua, tình trạng điều chỉnh quy hoạch đã xảy ra khá nhiều tại các thành phố lớn, làm phá vỡ quy gây bức xúc trong xã hội, điển hình là KĐT Linh Đàm.

Phát biểu trong phiên thảo luận trước Quốc hội sáng 1/6 về dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến Luật Quy hoạch, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (đoàn Lạng Sơn) cho rằng, thời gian qua, tình trạng điều chỉnh quy hoạch đã xảy ra khá nhiều tại các thành phố lớn, làm phá vỡ quy hoạch, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội và đời sống của người dân, gây bức xúc trong xã hội.

Ông Thành nêu ví dụ, thời gian qua, tình trạng điều chỉnh quy hoạch đã xảy ra khá nhiều tại các thành phố lớn, làm phá vỡ quy hoạch ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội và đời sống của người dân, gây bức xúc trong xã hội. Điển hình như việc điều chỉnh xây dựng các chung cư cao tầng ở nội đô, cho phép chuyển đổi chức năng công ích của nhiều diện tích đất vốn dành cho giáo dục, y tế… làm biến dạng quy hoạch, phá vỡ kết cấu hạ tầng như Khu đô thị Linh Đàm tại Hà Nội, theo VOV thông tin.

Theo ông, một trong những nguyên tắc quan trọng của hoạt động quy hoạch là đảm bảo sự ổn định tránh gây xáo trộn cho doanh nghiệp và người dân. So với Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị, dự thảo Luật quy định thêm hình thức điều chỉnh cục bộ với thủ tục giản đơn hơn.

Tuy nhiên trường hợp áp dụng phạm vi và mức độ điều chỉnh theo hình thức này lại không được quy định cụ thể. Điều này có thể dẫn đến việc lạm dụng hình thức này để điều chỉnh quy hoạch gây khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, không đảm bảo tuân thủ nguyên tắc chung.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (đoàn Lạng Sơn). Ảnh: Quochoi.vn.

Từ khu đô thị kiểu mẫu đến “chung cư tổ kiến”

Khu đô thị Linh Đàm (Hoàng Mai – Hà Nội) là một điển hình về việc bị điều chỉnh nhiều lần dẫn đến phá nát quy hoạch và gây bức xúc trong dư luận người dân Thủ đô. Nhiều kiến trúc sư, nhà quy hoạch bày tỏ sự tiếc nuối về một không gian được quy hoạch khá “chuẩn” của Linh Đàm hơn chục năm về trước.

Theo báo Xây dựng, Khu đô thị mới Linh Đàm được khởi công từ năm 1997 với quy mô trên 200ha, bao gồm 02 khu dân cư: Khu nhà ở bắc Linh Đàm và khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở bán đảo Linh Đàm, KĐTM Linh Đàm là một trong những KĐTM đầu tiên ở Hà Nội của thời đô thị hóa tạo động lực cho sự ra đời của “kinh tế bất động sản” với sự xuất hiện của hàng loạt KĐTM sau đó và phát triển đến tận hôm nay.

Năm 2009, Linh Đàm được công nhận là khu đô thị kiểu mẫu, lẽ ra điều này sẽ tạo động lực cho Linh Đàm tiếp tục phát huy khẳng định “thương hiệu” thì KĐT này dường như lại đuối sức bởi những thay đổi về mục đích sử dụng đất và thiếu đầu tư dịch vụ đời sống thiết yếu, đồng thời đối mặt với sự gia tăng dân số vượt nhiều lần so với quy hoạch.

Khu đất ở trung tâm bán đảo dự kiến xây dựng văn phòng đã bị chuyển đổi thành đất ở, trong đó tòa nhà VP3 và VP5 với hệ số chiếm đất lên tới trên 90% và chiều cao 33 tầng (vượt 8 tầng so với quy hoạch) đã phá vỡ cấu trúc không gian khu vực này. Sự đứt gãy đột ngột về quy hoạch đã tạo ra hình ảnh lộn xộn, bức bối về thị giác, phá hỏng hoàn toàn ý đồ cảnh quan của khu vực.

KĐT Linh Đàm bị "băm nát" từ nhiều năm nay. Ảnh: Internet.

Khu đất 5ha của trung tâm dịch vụ tổng hợp kết nối giữa bắc Linh Đàm, bán đảo Linh Đàm, khu Tây nam Linh Đàm và cả khu Nam Linh Đàm trong tương lai đã nhường chỗ cho khu nhà ở giá rẻ gồm 12 tòa chung cư cao 36 - 42 tầng có ký hiệu HH với mật độ xây dựng và cư trú cao. Riêng khu nhà ở này sau khi hoàn thiện sẽ bổ sung khoảng 30.000 dân cho khu bán đảo Linh Đàm, hơn gấp đôi so với dân số dự kiến trong quy hoạch đầu tiên.

Và thật trớ trêu, 12 toà nhà chung cư này với chiều cao vượt trội, quy mô khổng lồ và vị trí đắc địa, vô hình trung đã trở thành điểm nhấn kiến trúc của toàn khu. Bởi vậy dù vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện, nói tới KĐTM Linh Đàm người ta nghĩ ngay đến “biểu tượng” là những “lò bát quái” hay “chung cư tổ kiến” đã làm lu mờ hồ nước và bán đảo thơ mộng ban đầu.

Cùng đó, khu đất VP6 cũng của Tập đoàn Mường Thanh được quy hoạch là khu nhà ở thấp tầng nằm phía Bắc bán đảo Linh Đàm, cạnh đường vành đai 3 nhưng lại biến thành tòa nhà cao tới 35 tầng, chắn một góc bán đảo Linh Đàm.

Khu đô thị này giờ đã mất đi điểm nhấn, phát triển lộn xộn, không còn tuân theo quy hoạch và cảnh quan thiết kế ban đầu. Các chuyên gia cho rằng, việc điều chỉnh quy hoạch cũng thường xuyên diễn ra nhưng điều chỉnh quá mức như ở Linh Đàm gây ảnh hưởng rất xấu và sẽ tạo tiền lệ không tốt.

Bản quy hoạch bị “lỗi”

Quy hoạch bị “băm nát”, mật độ dân cư tăng chóng mặt đã khiến khu đô thị đáng sống ngày ngày nào trở nên ngột ngạt, khó thở vì tình trạng tắc nghẽn giao thông, chất lượng nhà ở, dịch vụ, không gian không bảo đảm, luôn trong tình trạng quá tải, đặc biệt trong giờ cao điểm và bây giờ là không có bãi đỗ xe khi chính quyền quận Hoàng Mai vừa tiến hành đóng cửa hàng loạt các bãi gửi xe trái phép.

Theo Tiền Phong đưa tin, trước đó, ngày 18/5, UBND phường Hoàng Liệt có thông báo “Về việc di chuyển phương tiện ô tô, xe máy ra khỏi lô đất CC6B Bán đảo Linh Đàm”. Cụ thể, theo thông báo của UBND phường Hoàng Liệt, tại lô đất CC6B Bán đảo Linh Đàm hiện đang có các tổ chức, cá nhân tổ chức trông giữ ô tô, xe máy không phép chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.

UBND phường Hoàng Liệt yêu cầu trước 19h ngày 20/5, các tổ chức, cá nhân đang tổ chức triển khai thác, trông giữ phương tiện tại lô đất CC6B Bán đảo Linh Đàm dừng ngay việc trông giữ việc tiện không phép và di chuyển toàn bộ phương tiện ra khỏi lô đất trên và đề nghị các chủ phương tiện không được cho xe vào trông lô đất này.  

Việc đóng cửa bãi gửi xe khiến cư dân hoảng loạn. Ảnh: Internet.

Có sức chứa trên 500 xe ô tô, bãi xe hoạt động không phép nằm cạnh khu chung cư HH thuộc khu Tây Nam Linh Đàm (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã phải đóng cửa. Tuy nhiên, tối nay (21/5), khi tiến hành giải tỏa bãi xe "lậu" này, lực lượng chức năng vấp phải sự phản ứng của những người có phương tiện gửi ở đây, gây náo loạn cả khu dân cư.

Khu vực Tây Nam Linh Đàm hiện hàng loạt chung cư cao tầng đua nhau "mọc" lên dọc hai bên tuyến đường Linh Đường, dẫn đến tình trạng quá tải về hạ tầng, trong đó có việc chỗ để phương tiện ô tô, xe máy cho cư dân.

Trước đó UBND quận Hoàng Mai đã cấp giấy phép tạm cho Công ty CP thương mại và dịch vụ Vương Lê sử dụng tạm thời hè phố để trông giữ phương tiện tại khu vực xung quanh khu chung cư HH trong thời gian 3 tháng (từ ngày 2/2 – 2/5). Đến thời điểm này, khu vực xung quanh tổ hợp chung cư HH không còn tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước cấp phép trông giữ phương tiện tại đây.

Trước việc bãi trông giữ xe lớn nhất Linh Đàm bị đóng cửa, hàng trăm hộ dân gửi xe ở đây tỏ ra lo lắng không biết gửi xe ô tô ở đâu vì các bãi đỗ xe có phép gần đó đều thông báo hết chỗ.

Nhật Hạ(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết KĐT Linh Đàm – điển hình của khu đô thị bị phá vỡ quy hoạch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.