Chủ nhật, 28/04/2024 20:54 (GMT+7)

Độc đáo chương trình tinh hoa Nghề Việt tại không gian VH Phùng Hưng

MTĐT -  Thứ hai, 29/04/2019 10:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Quận Hoàn Kiếm tổ chức Hoạt động văn hóa tôn vinh nghề truyền thống Hà Nội với chủ đề “Tinh hoa Nghề Việt” tại phố bích họa Phùng Hưng.

Chào mừng kỷ niệm 44 năm ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/04/1975 – 30/04/2019); Ngày Quốc tế Lao động 1/5 và nhằm bảo tồn các giá trị di sản truyền thống, thúc đẩy phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh khu phố cổ Hà Nội nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung, quận Hoàn Kiếm tổ chức Hoạt động văn hóa tôn vinh nghề truyền thống Hà Nội với chủ đề “Tinh hoa Nghề Việt” tại phố bích họa Phùng Hưng.

Có thể nói thời gian qua phố bích họa Phùng Hưng, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội luôn được ví là một trong những không gian văn hóa nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng sôi động tại Thủ đô, đồng thời đây cũng là tiền đề hình thành tuyến phố Phùng Hưng phát triển theo định hướng dịch vụ, thương mại, du lịch gắn kết với không gian đi bộ khu phố cổ Hà Nội và phố Hàng Mã, chợ hoa Hàng Lược...

Bà Trần Thị Thúy Lan – Phó Trưởng ban, Ban quản lý Phố cổ Hà Nội cho biết: Với mong muốn không gian văn hóa phố bích họa Phùng Hưng thực sự trở thành điểm đến thân thiện, điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch; trở thành một trong những không gian tổ chức các hoạt động nghệ thuật mang tính cộng đồng. UBND quận Hoàn Kiếm đã phối hợp với các tổ chức và cá nhân tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa, thu hút sự quan tâm của người dân Thủ đô và du khách quốc tế khi đến thăm quan khám phá thành phố hơn 1000 năm tuổi.

Năm 2019, nhân kỷ niệm 44 năm ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, UBND quận Hoàn Kiếm tiếp tục giao Ban quản lý Phố cổ Hà Nội phối hợp với UBND phường Hàng Mã và các phòng, ban ngành của quận tổ chức không gian văn hóa truyền thống tại không gian bích họa phố Phùng Hưng tiêu biểu như: chương trình tinh hoa Nghề Việt; hoạt động trình diễn thời trang “Hà Nội ngày ấy”, “Sắc thu Hà Nội” gắn với các ngày lễ tiêu biểu, các hoạt động ngày Trung thu và Tết truyền thống…

 Chương trình tinh hoa Nghề Việt diễn ra tại phố bích họa Phùng Hưng.

Trong đó, đối với chương trình tinh hoa Nghề Việt Ban tổ chức sẽ tập trung giới thiệu và tôn vinh một số các sản phẩm làng nghề tiêu biểu của Hà Nội như: Lụa Vạn Phúc – Hà Đông, Gốm sứ Bát Tràng – Gia Lâm; Sơn mài Hạ Thái – Thường Tín; Nón Chuông – Thường Tín; Sừng Thụy Ứng – Thường Tín; Quạt Chàng Sơn – Thạch Thất; Chuồn chuồn tre – Thạch Thất; Mây tre đan Phú Vinh – Chương Mỹ.

Giới thiệu về một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của Hà Nội tới du khách; Đặc biệt là những người yêu mến giá trị văn hóa truyền thống Thăng Long xưa. Hy vọng, hoạt động sẽ góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống nói chung, và tạo nên một không gian văn hóa nói riêng.

Đặc biệt, để tiếp nối thành công của chương trình văn hóa, nghệ thuật được tổ chức tại đây, trong thời gian tới, UBND quận Hoàn Kiếm sẽ tiếp tục giao Ban quản lý Phố cổ Hà Nội, UBND phường Hàng Mã  phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong việc quảng bá, tổ chức và duy trì các hoạt động để nâng cao giá trị không gian văn hóa nghệ thuật này.

Ông Phạm Khắc Hà – Chủ tịch Hiệp hội làng nghề lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông cho biết: Làng nghề thủ công Việt Nam đã có lịch sử phát triển hàng nghìn năm, trong đó, Hà Nội có số lượng làng nghề nhiều nhất cả nước. Các sản phẩm làng nghề có vai trò rất quan trọng phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân, thể hiện tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong đó, đối với chương trình tinh hoa Nghề Việt Ban tổ chức sẽ tập trung giới thiệu và tôn vinh một số các sản phẩm làng nghề tiêu biểu của Hà Nội như: Lụa Vạn Phúc – Hà Đông, Gốm sứ Bát Tràng – Gia Lâm; Sơn mài Hạ Thái – Thường Tín; Nón Chuông – Thường Tín; Sừng Thụy Ứng – Thường Tín; Quạt Chàng Sơn – Thạch Thất; Chuồn chuồn tre – Thạch Thất; Mây tre đan Phú Vinh – Chương Mỹ.

Giới thiệu về một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của Hà Nội tới du khách; Đặc biệt là những người yêu mến giá trị văn hóa truyền thống Thăng Long xưa. Hy vọng, hoạt động sẽ góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống nói chung, và tạo nên một không gian văn hóa nói riêng.

Đặc biệt, để tiếp nối thành công của chương trình văn hóa, nghệ thuật được tổ chức tại đây, trong thời gian tới, UBND quận Hoàn Kiếm sẽ tiếp tục giao Ban quản lý Phố cổ Hà Nội, UBND phường Hàng Mã  phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong việc quảng bá, tổ chức và duy trì các hoạt động để nâng cao giá trị không gian văn hóa nghệ thuật này.

 Chương trình biểu diễn thời trang trong sự kiện tinh hoa Nghề Việt.

Ông Phạm Khắc Hà – Chủ tịch Hiệp hội làng nghề lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông cho biết: Làng nghề thủ công Việt Nam đã có lịch sử phát triển hàng nghìn năm, trong đó, Hà Nội có số lượng làng nghề nhiều nhất cả nước. Các sản phẩm làng nghề có vai trò rất quan trọng phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân, thể hiện tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc.

Hiện nay tại Hà Nội có rất nhiều làng nghề truyền thống còn lưu giữ và phát huy được nghề của cha ông để lại. Tất cả là nhờ lòng kiên trì, tâm huyết  của các nghệ nhân, thợ thủ công giỏi và thế hệ kế cận.

Nói riêng về hình ảnh làng nghề truyền thống lụa Vạn Phúc đã đi vào thơ ca nhạc hoạ như một nét đẹp văn hoá truyền thống của người Việt. Lụa Vạn Phúc nổi tiếng bởi sự lâu đời của một vùng quê mang đậm nét của non sông đất nước Việt Nam.

Bùi Phương (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Độc đáo chương trình tinh hoa Nghề Việt tại không gian VH Phùng Hưng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề 

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.