Thứ hai, 06/05/2024 05:49 (GMT+7)

Đưa vào khai thác Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa trước mùa mưa 2018

Doãn Kiên -  Thứ năm, 10/05/2018 16:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dự án Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa được triển khai từ năm 2015 với tổng mức đầu tư lên đến 7.464 tỷ đồng. Dự kiến đi vào hoạt động trước mùa mưa năm 2018 và hoàn thành tất cả các hạng mục vào năm 2020.

Đầu năm 2017, trực tiếp Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàn Trung Hải đã xuống kiểm tra tiến độ công trình trạm bơm Yên Nghĩa thuộc dự án cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây.

Công trình trọng điểm của thành phố có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 3.900 tỷ đồng với quy mô đảm bảo tiêu úng cho 6.300ha của huyện Hoài Đức, Hà Đông, Từ Liêm, cùng các công trình đầu mối tiêu khác, đảm bảo tiêu cho hơn 18.000ha đất tự nhiên khu vực phát triển đô thị phía Tây, góp phần đảm bảo an toàn hệ thống sông Nhuệ.

Toàn cảnh trạm bơm thoát nước Yên Nghĩa

Tại đây, Bí thư Thành uỷ đã nghe báo cáo của các nhà thầu thi công, lãnh đạo Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT tp. Hà Nội) cũng đã cam kết sẽ tích cực đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, để cơ bản hoàn thành vào quý 3 năm 2018. Cụm công trình trạm bơm Yên Nghĩa phục vụ sản xuất, phòng chống úng ngập, lụt bão và phấn đấu hoàn thành dự án vào năm 2020.

Mục tiêu chính của dự án là bảo đảm tiêu úng cho 6.300ha của huyện Hoài Đức, Hà Đông, Từ Liêm (trong đó khu vực Mỹ Đình và một phần Đại lộ Thăng Long), cùng với các công trình đầu mối tiêu khác (Trạm bơm Liên Mạc, Trạm bơm Yên Thái, Trạm bơm Đào Nguyên). Bên cạnh đó, bảo đảm tiêu cho 18.652ha đất tự nhiên của khu vực phát triển đô thị phía Tây Hà Nội giới hạn phía Tây sông Tô Lịch và thượng lưu cống Hà Đông, thuộc lưu vực sông Nhuệ bao gồm diện tích của quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ, Hà Đông và các huyện Từ Liêm, Đan Phượng, Hoài Đức; hạ thấp mực nước sông Nhuệ để hỗ trợ tiêu cho các khu vực khác dưới cống Hà Đông, góp phần đảm bảo an toàn hệ thống sông Nhuệ; kết hợp cải thiện môi trường sinh thái và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
Tổng mức đầu tư giai đoạn I là trên 3.900 tỷ đồng. Tổng diện tích giải phóng mặt bằng của dự án là trên 298 nghìn m2 của huyện Hoài Đức và quận Hà Đông.
Về tiến độ, kết quả giải phóng mặt bằng thực hiện dự án, ông Vương Duy Hướng, Bí thư huyện Hoài Đức cho biết, trên địa bàn huyện Hoài Đức, diện tích cần GPMB là trên 101 nghìn m2, diện tích đã thực hiện xong công tác GPMB là trên 95 nghìn m2 đạt trên 94%; kinh phí đã chi trả 61,833 tỷ đồng; diện tích còn lại chưa GPMB là 5.758,9 m2 thuộc khu đầu mối sẽ hoàn thành trong quý II/2017.
Trên địa bàn quận Hà Đông, Bí thư quận uỷ Hà Đông Tô Cường cho biết, diện tích đã thực hiện xong giải phóng mặt bằng là trên 186 m2, đạt 94,7%, kinh phí đã chi trả là 7,484 tỷ đồng. Diện tích chưa GPMB là trên 10 nghìn m2  sẽ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trong năm 2017 và 2018.
Đến 31/12/2016, dự án đã thi công xong bản đáy nhà trạm, đang thi công tường, trụ pin và sàn bơm; đang thi công các hạng mục móng bể hút, móng hệ thống vớt rác, bản đáy cống xả qua đê,…, gói thầu đảm bảo tiến độ thi công đề ra, dự kiến hoàn thành vào quý III/2018.
Tại buổi làm việc, BQL dự án kiến nghị, để đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa công trình vào vận hành phục vụ sản xuất, phòng chống lụt bão, úng ngập, phát huy hiệu quả đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kính đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét bố trí vốn còn lại cho trong giai đoạn 2017-2020.

Như lời Bí thư Thành uỷ Hoàng Trung Hải từng nói khi xuống kiểm tra công trường: “TP sẽ mất ăn mất ngủ mỗi khi mùa mưa đến”.

Do đó, “chưa xong mấy trạm bơm này thì chưa thể yên tâm với Hà Nội” và yêu cầu không được phép để xảy ra rủi ro như năm 2008. Ông cũng giao UBND TP phối hợp xem xét việc điều chỉnh dự án và ưu tiên bố trí đủ vốn, đảm bảo hiệu quả dự án và xác định tiến độ dự án theo mục tiêu đáp ứng yêu cầu tiêu nước mùa mưa năm 2018.

Bạn đang đọc bài viết Đưa vào khai thác Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa trước mùa mưa 2018. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Ưu tiên nguồn nước sẵn có ở các sông, hồ
Hiện nay, Đồng Nai đã ban hành nhiều đề án, kế hoạch, chương trình hành động để bảo vệ nguồn tài nguyên, mở rộng nguồn nước và phát triển mạng lưới nước mặt nhằm hạn chế tối đa khai thác nước dưới đất

Tin mới