Thứ hai, 29/04/2024 11:45 (GMT+7)

Giá bất động sản công nghiệp leo thang vì thiếu nguồn cung

MTĐT -  Thứ ba, 07/07/2020 16:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong quý II/2020, giá thuê đất khu công nghiệp tại TP HCM, Long An, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu đều trên đà tăng cao.

Theo báo cáo bất động sản công nghiệp các tỉnh phía Nam của Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam, trong quý II/2020, giá thuê đất khu công nghiệp tại TP HCM, Long An, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu đều trên đà tăng cao.

TP HCM dẫn đầu với giá thuê đất khu công nghiệp đạt 182,8 USD (tương đương 4,25 triệu đồng) mỗi m2 trên chu kỳ thuê. Theo sau là Bình Dương, Đồng Nai, Long An lần lượt ghi nhận cột giá 88 USD, 98 USD và 133 USD mỗi m2 trên chu kỳ thuê (lần lượt ứng với 2,04 triệu, 2,28 triệu và 3,1 triệu đồng). Giá đất và nhà xưởng tại Bà Rịa - Vũng Tàu cũng bám sát các thủ phủ khu công nghiệp lân cận, lên mốc 80 USD (khoảng 1,74 triệu đồng) mỗi m2 trên chu kỳ thuê.

Nếu xét toàn cụm các tỉnh phía Nam, trong quý II/2020, giá thuê đất công nghiệp đạt mức trung bình 106 USD mỗi m2 trên chu kỳ thuê, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Giá thuê nhà xưởng xây sẵn ổn định hơn đất, duy trì ở mức 3,5-5 USD mỗi m2 một tháng, do hợp đồng chỉ ngắn hạn 3-5 năm và khách thuê cũng dễ bị tác động của đại dịch.

Theo các chuyên gia, dù dịch Covid-19 gây ra những khó khăn tạm thời cho các kế hoạch sắp tới của doanh nghiệp, bất động sản công nghiệp ở Việt Nam vẫn thu hút khách thuê.

Báo cáo JLL ghi nhận tổng diện tích đất cho thuê của miền Nam đạt mức 25.045(4) ha vào Q2.2020. Một vài quỹ đất cho thuê còn lại ở một số KCN hiện hữu tại TP.HCM vẫn bị đình trệ do khó khăn trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và gần đây là tác động của Covid-19, khiến nguồn cung này không thể ra mắt. Việc khan hiếm nguồn cung càng trở nên rõ rệt hơn khi các KCN hiện hữu đang dần được lấp đầy nhanh chóng và quỹ đất mới đang bị trì hoãn.

Nhận định về triển vọng thị trường bất động sản công nghiệp, theo JLL, khi đại dịch hiện vẫn còn là mối đe dọa, việc đàm phán cho thuê và các yêu cầu mới sẽ còn tiếp tục đình trệ cho đến hết năm 2020. Thị trường dự kiến sẽ nhanh chóng hồi phục ngay sau khi tình hình được kiểm soát.

Với thành công của công tác phòng chống dịch Covid-19, nền tảng phát triển công nghiệp mạnh cùng với xu hướng tìm nguồn cung ứng đa dạng đang diễn ra hứa hẹn sẽ giúp đưa Việt Nam lên một tầm cao mới để cạnh tranh với các nước khác.

Trong vòng ba năm qua, bất động sản công nghiệp được đánh giá là phân khúc nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia thị trường Việt Nam.

Theo các chuyên gia, có ba lý do để giải thích cho xu thế này. Trước hết là sự ổn định về kinh tế, với tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam từ 6,5 đến 6,8% và tăng tương đối đều đều trong nhiều năm. Cùng với đó, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam tương đối lớn với hệ thống giao thông phát triển, đặc biệt là lực lượng lao động dồi dào với giá nhân công tương rẻ hơn so với các nước trong khu vực.

Đặc biệt, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thể chế chính trị ổn định nhất trên thế giới tại thời điểm hiện tại.

Đây là những yếu tố rất quan trọng đối với các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp. Đặc biệt, việc Việt Nam là quốc gia hiếm hoi trên thế giới thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh COVID-19 cũng được ghi nhận và các nhà đầu tư đang coi đây là điểm đến lý tưởng để có thể xúc tiến nhanh việc tìm kiếm cơ hội tại các khu công nghiệp, nhà máy, trung tâm chế xuất...

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Giá bất động sản công nghiệp leo thang vì thiếu nguồn cung. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.