Thứ ba, 30/04/2024 02:34 (GMT+7)

Gia Lai: Ô nhiễm công nghiệp, ai chịu trách nhiệm?

Phan Hải - Mai Trung -  Thứ hai, 23/03/2020 08:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường từ các nhà máy, khu công nghiệp ở tỉnh Gia Lai ngày một gia tăng.

Trước đây, Môi trường và Đô thị điện tử đã liên tục phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường nước từ việc xả nước thải chưa đạt chuẩn ra môi trường nước tại khu vực cầu Trà Đa, Khu công nghiệp Trà Đa. Đến nay, tình trạng này dù đã thuyên giảm nhưng vẫn chưa chấm dứt hẳn. Hết ô nhiễm chỗ này, lại đến ô nhiễm chỗ khác và trở thành một trong những vấn đề nổi cộm của tỉnh Gia Lai trong nhiều năm qua.

Điểm xả thải của Nhà máy bao bì carton IaPacco ngoài khuôn viên nhà máy

Mới đây, PV cũng ghi nhận được tình trạng xả khói thải chưa đạt chuẩn của Nhà máy điều Long Sơn, thị xã Ayun Pa. Ông Vũ Như Hùng - Giám đốc Nhà máy, thừa nhận:“Hệ thống xử lý thải ở đâyxây dựnglâu rồinêncũngđã xuống cấp. Mỗi lần xả thải,bản thân tôi cũng thấy khó chịu chứ đừng nói đến người dân.Mình làmđây mà để ô nhiễm môi trường xung quanh thì cũng không muốn”. Giải thích về nhiều lúc khói đen bốc lên, xả thải vào môi trường, ông Hùng giải thích: “Đó là khi tận dụng vỏ điều đốt nó mới như vậy!”.

Theo quan sát, thực trạng các nhà máy thi nhau gây ô nhiễm nhiều lần trong thời gian hoạt động là có thật. Chỉ trong thời gian ngắn, Nhà máy bao bì carton (thuộc Công ty Cổ phần IaPacco, đóng chân tại địa bàn xã Ia Băng, huyện Chư Prông) đã hơn ba lần xả thải ra môi trường, tại các địa điểm khác nhau. Lý giải về vi phạm này, ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc IaPacco cho rằng: “Việc xả thải ra môi trường là sự cố vỡ đường ống nên để xảy ra sự việc trên. Phía doanh nghiệp thừa nhận là có tình trạng xả thải, cần thiết tôi sẽ cho dừng hoạt động của Nhà máy lại và sẽ khắc phục tình trạng trên”.

Xả khói thải ở Nhà máy điều Long Sơn

Có thể thấy, cách các doanh nghiệp giải thích về vấn đề gây ô nhiễm cũng khác nhau và đều thường là “điều không mong muốn”. Tuy nhiên, trên thực tế, việc tiết giảm được chi phí xử lý môi trường đã đem lại cho họ lợi nhuận không nhỏ. Chính vì lợi nhuận này mà nhiều nhà máy bất chấp, xả bừa bãi nước thải, khí thải ra môi trường. Trong khi đó, nước xả thải trong công nghiệp thường bao gồm nhiều loại hóa chất, gây tổn hại cho môi trường đất, nước và khí. Về lâu dài, nó còn gây tổn hại cho hệ sinh thái môi trường nước và các nguồn lợi môi trường khác.

Thiết nghĩ, đã đến lúc tỉnh Gia Lai cần siết chặt hơn nữa việc quản lý các hoạt động xả thải trong công nghiệp. Có như thế mới đem lại một môi trường bền vững lâu dài cho mảnh đất này.

Bạn đang đọc bài viết Gia Lai: Ô nhiễm công nghiệp, ai chịu trách nhiệm?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...