Thứ hai, 29/04/2024 10:12 (GMT+7)

Giải pháp xanh trong bảo quản lúa gạo

Bảo Ngọc -  Thứ tư, 02/08/2023 16:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Công Thương TP Hồ Chí Minh đã tìm ra một giải pháp an toàn, hiệu quả trong việc bảo quản lúa gạo thay thế các chất bảo quản hóa học có hại.

Kết quả nghiên cứu mới được TS Phan Thị Kim Liên - Khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Công Thương TP Hồ Chí Minh chia sẻ trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Giải pháp xanh trong bảo quản lúa gạo
Ảnh minh hoạ

Phương pháp mới được nhóm nghiên cứu phát triển, đó là phương pháp ứng dụng khí CO2 trong việc ngăn chặn nấm mốc sinh độc tố gây hại. Phương pháp này giúp hạn chế sự tăng trưởng của nấm mốc và giảm hàm lượng độc tố do chúng gây ra trong lúa trong suốt quá trình bảo quản.

Theo TS Phan Thị Kim Liên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu mẫu, đánh giá tổn thất lúa/gạo trong quá trình sản xuất của các công ty, doanh nghiệp và hộ nông dân kinh doanh trên địa bàn các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ. Qua đó, tiến hành phân lập và nhận diện các loài nấm mốc cũng như loại độc tố thường hiện diện trong lúa/gạo.

Sau khi phân lập và nhận diện các loài nấm mốc, nhóm nghiên cứu đã phát hiện thấy có 12 nhóm/loài nấm mốc. Trong đó, Fusarium proliferatum (Fumonisin B1) xuất hiện thường xuyên nhất (36%) và Aspergillus flavus (aflatoxin B1) (11%). Đây là 2 loài nấm mốc nguy hiểm, sinh độc tố cao, thường hiện diện trong lúa/gạo, gây ung thư gan và thận đến cho con người. Trong đó, aflatoxin B1 chiếm 31% trong các mẫu lúa trong quá trình bảo quản còn Fumonisin B1 chiếm đến 60% trong các mẫu lúa có độ ẩm cao.

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát ảnh hưởng của độ ẩm và nhiệt độ đối với sự tăng trưởng và sinh độc tố aflatoxin B1 và Fumonisin B1. Đối với nhiệt độ và độ ẩm không kìm hãm được sự tăng trưởng và sinh độc tố, nhóm tiến hành sử dụng khí CO2 để hạn chế sự tăng trưởng và sinh độc tố.

Ở nồng độ CO2 17%, khả năng kìm hãm/ức chế tăng trưởng tốt hơn (64-79%) so với nồng độ CO2 19% (2,5-63%) đối với aflatoxin B1. Với độc tố Fumonisin B1, nhóm nghiên cứu cũng thu được kết quả tương tự, ở 17% khí CO2 có khả năng ức chế nấm mốc tốt hơn so với nồng độ còn lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng nồng độ khí CO2 có khả năng kìm hãm 100% lượng độc tố sinh ra so với mẫu ban đầu (mẫu không sử dụng khí CO2).

Việc sử dụng khí CO2 để bảo quản lúa gạo thay vì sử dụng các hóa chất bảo quản góp phần giảm thiểu nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người, phương pháp này còn giúp giảm thiểu sự ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường đất, nước và không khí. Ngoài ra, các hóa chất bảo quản thông thường gây ra hiệu ứng nhà kính, tác động đến lớp Ozon và làm tăng nồng độ khí thải độc hại trong không khí.

Tác giả bài báo cũng nhận định, phương pháp bảo quản mới giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời tăng cường chất lượng và giá trị kinh tế của sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp Việt Nam trong tương lai.

Tham khảo: vjst.vn

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp xanh trong bảo quản lúa gạo. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.