Thứ hai, 29/04/2024 09:14 (GMT+7)

Hà Nội ban hành quy định về quản lý đường sắt đô thị

Tuệ Nhi -  Thứ sáu, 22/09/2023 08:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Quy định về quản lý, vận hành, khai thác bảo trì các tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn.

Theo đó, công tác vận hành, khai thác đường sắt đô thị phải tuân thủ theo các quy định, quy trình về vận hành của tuyến đường sắt đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vận hành đường sắt đô thị.

Đồng thời, công tác bảo trì đường sắt đô thị phải tuân thủ theo các quy định, quy trình về bảo trì của tuyến đường sắt đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo các quy định về bảo trì công trình xây dựng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo trì đường sắt đô thị.

Ngoài ra, công tác quản lý chất lượng và bảo trì công trình đường sắt đô thị tuân thủ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 10/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Đối với công tác quản lý chất lượng và bảo trì phương tiện, thiết bị sẽ tuân thủ các quy định tại Luật Đường sắt, Thông tư số 21/2018/TT-BGTVT về đăng ký phương tiện giao thông đường sắt, di chuyển phương tiện giao thông đường sắt trong trường hợp đặc biệt; Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 30/2018/TT-BGTVT ban hành 02 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện giao thông đường sắt.

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội có trách nhiệm công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên tuyến đường sắt đô thị theo quy định của pháp luật và phải gửi đến Sở Giao thông vận tải Hà Nội để quản lý, giám sát việc thực hiện theo thẩm quyền. Công lệnh trên phải được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Công ty tối thiểu 10 ngày trước ngày dự kiến thực hiện.

Biểu đồ chạy tàu các tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn Thủ đô sẽ do Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội chịu trách nhiệm ban hành để tổ chức triển khai thực hiện và gửi cơ quan chức năng để giám sát việc thực hiện biểu đồ chạy tàu chậm nhất 10 ngày trước ngày biểu đồ chạy tàu có hiệu lực thi hành. Sau đó, phải công bố biểu đồ chạy tàu trên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và tại các ga.

Trong Quyết định này, UBND thành phố giao trách nhiệm cho Sở Xây dựng phải chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về chuyên ngành đối với các công trình xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị có liên quan đến hệ thống đường sắt đô thị theo các quy định hiện hành.

Sở cũng phải tham mưu cho UBND thành phố xây dựng, ban hành quy định về quản lý trật tự xây dựng, cấp giấy phép xây dựng công trình liên quan đến hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị.

Ngoài ra, Sở Xây dựng tham mưu trình UBND thành phố phê duyệt và công bố các tập đơn giá xây dựng, giá ca máy và thiết bị xây dựng, giá vật liệu xây dựng, giá khảo sát xây dựng, giá thí nghiệm vật liệu và cấu kiện xây dựng, định mức dự toán các công việc đặc thù thuộc các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo đường sắt đô thị trên địa bàn Thủ đô chưa có trong các định mức xây dựng do Bộ Xây dựng công bố.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 29/9/2023 và thay thế Quyết định số 25/2020/QĐ-UBND ngày 19/10/2020 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành Quy định về quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội ban hành quy định về quản lý đường sắt đô thị. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mở rộng thêm 94 km2 tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Vào năm 2025, Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận sẽ mở rộng lên diện tích 305 km2, đồng thời dân số của thành phố dự kiến sẽ vượt qua con số 334.000 người, sau khi thực hiện quá trình sáp nhập một phần của huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc...

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.