Thứ bảy, 27/04/2024 17:55 (GMT+7)

Hà Nội: Cấp phép chặt 35 cây ở đường Kim Mã phục vụ dự án đường sắt

T.Anh (TH) -  Thứ sáu, 08/09/2017 16:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hà Nội sẽ tiếp tục chặt hạ 35 cây cổ thụ trong tổng số 130 cây trên đường Kim Mã để phục vụ dự án đường sắt đô thị ga Hà Nội - Nhổn.

Trưa 8/9, lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết đã cấp phép chặt hạ, di dời 130 cây xanh đoạn hồ Thủ Lệ đến nút giao Núi Trúc - Kim Mã, để thi công các hạng mục gói thầu CP03 thuộc dự án đường sắt đô thị tuyến ga Hà Nội - Nhổn.

Việc chặt hạ, đánh chuyển số cây xanh này bắt đầu từ ngày 12/9, kéo dài 45 ngày. Theo đó, 95 (có 5 cây xà cừ cổ thụ với đường kính 60 - 90 cm) được đánh chuyển và trồng tại nút giao Vĩnh Ngọc thuộc đường Võ Nguyên Giáp, 35 cây bị chặt hạ vì không thuộc cây đô thị, cong nghiêng, sâu mục.

Công nhân đốn hạ cây xanh trên đường Kim Mã vào tháng 10/2016. Ảnh: Zing News

Trước đó, vào tháng 10/2016, 109 cây xanh trên đường Kim Mã gần khu vực hồ Thủ Lệ cũng bị di dời và đánh hạ để phục vụ dự án này.

Liên quan đến việc dự luận băn khoăn có chặt hạ cây xanh hay không, tại buổi tiếp xúc cử tri ngày 23/6, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng trong quá trình phát triển đô thị nói riêng và của cả nước nói chung, không tránh khỏi câu chuyện phải đánh chuyển, cũng như chặt hạ các cây xanh đã trồng.

"Để phát triển kinh tế, phát triển giao thông phải chặt hạ các cây đã quá già", Chủ tịch Hà Nội nhấn mạnh và cho biết thành phố dự kiến sẽ đánh chuyển các cây thẳng còn khả năng phát triển. Những cây cong thì sẽ chặt hạ để bán gỗ.

"Trong quá trình làm, thành phố sẽ tính toán hiệu quả kinh tế nhất. Sau khi tính toán xong sẽ công khai toàn bộ việc di chuyển, đánh chuyển các cây xanh trên các tuyến phố", ông Nguyễn Đức Chung nói.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Cấp phép chặt 35 cây ở đường Kim Mã phục vụ dự án đường sắt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề