Thứ bảy, 27/04/2024 22:00 (GMT+7)

Hà Nội chỉ đạo khẩn vụ cư dân khu đô thị Thanh Hà thiếu nước sạch

Tuệ Linh -  Chủ nhật, 22/10/2023 14:59 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

UBND TP Hà Nội cho biết, sẽ thành lập, chỉ đạo Tổ công tác liên ngành kiểm tra việc thực hiện đầu tư xây dựng trạm cấp nước tại khu đô thị Thanh Hà và xử lý vi phạm nếu có.

Sáng 22/10, Văn phòng UBND TP Hà Nội có chỉ đạo điều tiết cấp nước cho khu đô thị Thanh Hà, xã Cự Khê (huyện Thanh Oai).

Theo UBND TP Hà Nội, thời gian vừa qua, trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra việc thiếu nước cục bộ ở một số khu vực thuộc Trung Văn (khu vực trường Đại Học Hà Nội) nằm giữa 2 quận Nam Từ Liêm và Thanh Xuân, do nằm cuối nguồn của hệ thống cấp nước thuộc Công ty Viwaco quản lý.

Nguyên nhân là do lượng nước cấp cho địa bàn của Công ty Viwaco từ nguồn sông Đà và nguồn sông Đuống thiếu hụt so với nhu cầu. Trong đó, tổng 2 nguồn cấp cho Viwaco đạt khoảng 238.000m3/ngày đêm, trong khi nhu cầu khoảng 240.000-250.000m3/ngày đêm. 

Hiện doanh nghiệp giải quyết bằng cách vận hành hệ thống bơm để đảm bảo cấp cho khu vực xa nguồn; điều tiết luân phiên; cải tạo mạng lưới giảm thất thoát; vận động nhân dân sử dụng nước hiệu quả tiết kiệm...

tm-img-alt
Người dân Khu đô thị Thanh Hà lấy nước sạch.

Đến nay, việc thiếu hụt này đã được Công ty Viwaco giải quyết bằng các giải pháp theo kế hoạch đã đặt ra. Các địa điểm trên đã được giải quyết cấp nước ổn định.

Đến giữa tháng 10/2023, tại khu đô thị Thanh Hà (huyện Thanh Oai) chất lượng nước không đảm bảo dẫn đến việc dừng hoạt động trạm cấp nước cục bộ.

Sau khi kiểm tra, các cơ quan chức năng đã điều tiết nguồn cấp nước bổ sung cho khu đô thị Thanh Hà. Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống đã phối hợp với Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, Công ty Cổ phần Viwaco điều tiết nguồn cho Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông, để cấp nguồn cho Khu đô thị Thanh Hà, với lưu lượng truyền tải tăng dần từ 2.880m3/ngày đêm lên 3.143m3/ngày đêm, trên nhu cầu 3.200-3.500m3/ngày đêm. 

Khu đô thị Thanh Hà nằm cuối nguồn của hệ thống nước mặt sông Đuống, với đường ống truyền tải từ nhà máy về khu đô thị Thanh Hà là hơn 40km.

Về lâu dài, khu đô thị Thanh Hà với nhu cầu sử dụng nước khoảng 27.500m3/ngày đêm, sẽ được cấp nước từ nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn II, với công suất lên 600.000m3/ngày đêm và nhà máy nước mặt Xuân Mai công suất 300.000m3/ngày đêm hoàn thành.

Trước mắt, UBND TP Hà Nội yêu cầu Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống phối hợp với Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, Công ty Cổ phần Viwaco điều tiết nguồn cho Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông, để điều tiết tối đa nguồn cấp cho Khu đô thị Thanh Hà.

Thành phố Hà Nội cũng cho phép Công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống bổ sung đoạn tuyến D700 trên địa bàn quận Hoàng Mai, để bổ sung khối lượng và tăng áp lực cho khu vực cuối nguồn (các huyện phía Nam TP).

Bên cạnh đó, Công ty Nước sạch Hà Nội tăng nguồn nước ngầm để điều tiết nguồn sông Đuống cho Khu đô thị Thanh Hà. Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà tăng tối đa công suất cấp nước đảm bảo cấp nguồn cho TP Hà Nội.

Đối với Công ty Cổ phần nước sạch Thanh Hà, thành phố đề nghị xây dựng giải pháp khắc phục đảm bảo cấp nước ổn định cho người dân, khẩn trương cải tạo trạm cấp nước cục bộ trong khu đô thị Thanh Hà đảm bảo công suất đã được chấp thuận với chất lượng nước theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Đáng chú ý, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Sở Xây dựng thành lập Tổ công tác liên ngành kiểm tra việc thực hiện đầu tư xây dựng trạm cấp nước tại Khu đô thị Thanh Hà và xử lý vi phạm nếu có.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội chỉ đạo khẩn vụ cư dân khu đô thị Thanh Hà thiếu nước sạch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.

Tin mới

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề