Thứ bảy, 27/04/2024 19:34 (GMT+7)

Hà Nội đã ghi nhận ca mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

An Na -  Thứ tư, 27/03/2024 16:36 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bệnh rubella có tính lây truyền cao và có thể gây thành dịch lớn.

Ngày 27-3, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella.

Trước đó, bé gái này đã được tiêm chủng 2 mũi vắc xin phòng bệnh rubella.

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus (thuộc họ Togavirus) gây ra. Bệnh chủ yếu lây qua đường không khí khi người mang mầm bệnh hắt hơi hoặc ho, người bệnh là nguồn lây chính.

Biểu hiện của bệnh gồm: Sốt nhẹ, phát ban và viêm long nhẹ đường hô hấp, nổi hạch vùng cổ, chấm sau tai. Bệnh này thường phát triển vào đầu mùa xuân khi thời tiết ẩm ướt và có khả năng lây lan cao, dễ bùng phát thành dịch.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh rubella rất nguy hiểm ở phụ nữ có thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ do có thể gây sảy thai, thai chết lưu; đặc biệt, gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi (bệnh tim, mù, đục thủy tinh thể, điếc và chậm phát triển tinh thần), thường gọi là hội chứng rubella bẩm sinh. Hội chứng này có thể gặp ở 90% trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu mang thai.

Bệnh rubella có tính lây truyền cao và có thể gây thành dịch lớn. Trên lâm sàng, bệnh khó phân biệt với các bệnh sốt phát ban khác, nhất là với sởi và có tới 50% trường hợp bệnh biểu hiện lâm sàng không điển hình.

Thời kỳ ủ bệnh kéo dài 14-21 ngày, trung bình 18 ngày. Thời kỳ lây truyền kéo dài từ 7 ngày trước cho tới 7 ngày sau phát ban. Trẻ em mắc hội chứng rubella bẩm sinh có thể đào thải vi rút đến 1 năm sau khi sinh.

Các chuyên gia y tế cho rằng, những người chưa có miễn dịch đều có thể bị mắc bệnh. Người sau khi mắc bệnh có miễn dịch bền vững. Mặt khác, miễn dịch của mẹ truyền cho con có thể bảo vệ trẻ trong vòng 6-9 tháng sau khi ra đời, tùy vào lượng kháng thể của mẹ.

Qua các triệu chứng và hệ lụy của bệnh, ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất. Bên cạnh đó, nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung hợp lý các vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, nên đưa trẻ đi tiêm phòng vắc xin sởi - rubella, đây là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về tiêm vắc xin rubella, sử dụng vắc xin dạng đơn hoặc dạng phối hợp (sởi - rubella hoặc sởi - quai bị - rubella).

Với trẻ em, tiêm vắc xin cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi. Với người lớn, tiêm vắc xin cho những người chưa tiêm phòng hoặc chưa có miễn dịch, đặc biệt là phụ nữ ở tuổi sinh đẻ. Không tiêm phòng vắc xin rubella cho phụ nữ đang mang thai. Chỉ nên có thai sau khi tiêm phòng ít nhất 1 tháng./.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội đã ghi nhận ca mắc rubella đầu tiên trong năm 2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề