Thứ hai, 29/04/2024 07:20 (GMT+7)

Hà Nội gặp 'khó' trong công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi

N.Khánh -  Thứ sáu, 15/03/2019 14:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y HN, đã có thêm huyện Quốc Oai xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Lãnh đạo chi cục cho rằng, hiện nay TP đang gặp "khó" trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Cụ thể, ngày 12/3, hộ gia đình ông Nguyễn Hoàng Anh, thôn Yên Trung, xã Yên Sơn xuất hiện lợn ốm, có các triệu chứng lâm sàng của bệnh dịch tả lợn châu Phi. Chính quyền xã Yên Trung đã lập đoàn kiểm tra các minh nguyên nhân, triệu chứng bệnh và lấy 5 mẫu huyết thanh gửi xét nghiệm. Kết quả cả 5 mẫu đều dương tính với virus dịch tả lợn châu Phi.

Hà Nội ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Sáng 13/3, trên địa bàn xã Phượng Cách cũng nhận được thông tin có 3 hộ chăn nuôi có lợn ốm bệnh, cùng các triệu chứng lâm sàng của bệnh dịch tả lợn châu Phi. Sau khi lấy mẫu xét nghiệm, kết quả cho thấy các mẫu đều dương tính với dịch tả lợn châu Phi. Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm, UBND huyện Quốc Oai đã chỉ đạo các xã tổ chức tiêu hủy số lợn tại 4 hộ chăn nuôi có lợn ốm.

Trong đó, riêng hộ gia đình ông Nguyễn Hoàng Anh, thôn Trung Sơn, xã Yên Sơn 120 con, tổng trọng lượng là 6.887kg. Tổng trọng lượng lợn của xã Phượng Cách buộc phải tiêu hủy là 2.556kg. Hộ ông Đôn Văn Đặng thôn 2 là 31 con; ông Dương Văn Hùng, thôn 1 là 10 con và hộ bà Đào Thị Thu thôn 2 là 83 con.

Như vậy, tính tới thời điểm này, trên địa bàn Hà Nội đã có 6 quận, huyện phát hiện dịch tả lợn châu Phi, gồm Long Biên, Gia Lâm, Hoàng Mai, Sóc Sơn, Đông Anh và Quốc Oai. Tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là hơn 400 con.

Tại hội thảo về phòng chống dịch bệnh diễn ra ngày 14/3, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết: Hiện nay công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi của thành phố đang gặp nhiều khó khăn. "Khó khăn đầu tiên là Hà Nội giáp 8 tỉnh, thành khác có quá nhiều đường ngang ngõ tắt" đây là nguyên nhân dịch bệnh lây lan nhanh. Theo ông Sơn, để ngăn chặt dịch bệnh lây lan, tới đây ngành thú y sẽ thành lập các tổ liên ngành cơ động, để chốt chặn những đường ngang ngõ tắt này nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan.

Khó khăn nữa là hiện nay "Hà Nội có 2 triệu con lợn nhưng có tới 60% là chăn nuôi nhỏ lẻ, ngoài ra ở các điểm giết mổ lợn tập trung, thành phố Hà Nội mới chỉ cung cấp được 40% nhu cầu, còn lại toàn bộ lợn Hà Nội đều phải nhập từ các tỉnh khác" điều này gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý.

Theo lãnh đạo ngành chăn nuôi thú y Hà Nội, "các điểm giết mổ toàn diễn ra về đêm" vì vậy ngành đang tham mưu cho thành phố chỉ đạo "các địa phương xử lý giết mổ nhỏ lẻ... phấn đấu mỗi huyện chỉ có một điểm giết mổ". Ngoài ra, việc chi ngày công cho cán bộ thú y, những người làm công tác dập dịch, phòng chống dịch bệnh cũng còn nhiều bất cấp, do mức chi quá thấp trong khi lượng công việc lại nhiều, ông Sơn chia sẻ.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội gặp 'khó' trong công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thiết kế cấp phối bê tông san hô
Thiết kế cấp phối bê tông san hô cấp độ bền B15, B20, B22,5 (sử dụng cốt liệu cát, đá san hô và nước mặn). Kết quả cho thấy, việc sử dụng vật liệu vật liệu, nước biển thay thế cho vật liệu truyền thống là khả thi.
Giữ lửa Chèo truyền thống trong lớp trẻ
Với mục tiêu tôn vinh, quảng bá giá trị đặc sắc của nghệ thuật Chèo Việt Nam, nhiều năm qua, trường Đại học Sân khấu điện tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ có đam mê với loại hình văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc này.
Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.