Chủ nhật, 28/04/2024 05:46 (GMT+7)

Hà Nội: Mặc “áo giáp sắt”, lắp camera bảo vệ hàng sưa đỏ quý hiếm

MTĐT -  Thứ năm, 18/06/2020 11:12 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Để bảo vệ hàng cây sưa đỏ khỏi trộm cắp, Hà Nội đã đặt nhiều lớp rào sắt xung quanh cây, đồng thời lắp camera an ninh theo dõi.

Hàng cây sưa được rào sắt che chắn cẩn thận. Ảnh: Zing.

Để bảo vệ hàng cây sưa đỏ quý hiếm trên đường Nguyễn Văn Huyên (Cầu Giấy, Hà Nội) khỏi trộm cắp, TP Hà Nội cho lắp đặt nhiều lớp hàng rào sắt xung quanh từ gốc đến thân từng cây một, đồng thời lắp đặt hệ thống camera, cắt cử bảo vệ trông coi đêm, đề phòng trộm cắp.

Cây sưa còn được lắp camera an ninh theo dõi.

Trước đó, để phục vụ, thực hiện dự án cầu vượt nút giao đường Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội), đơn vị thi công đã dịch chuyển 34 cây sưa đỏ lùi vào trong so với vị trí ban đầu. Đồng thời lên phương án tổ chức cắt cành, tỉa ngọn, đảm bảo cây sinh trưởng tốt, hợp mỹ quan sau khi di chuyển.

Chia sẻ với Zing, anh Trần Nhật Thành, cán bộ phụ trách thi công gói thầu số 13, Công ty Cổ phần Công trình Giao thông 2 Hà Nội cho biết, mỗi cây đều được thiết kế một khung sắt riêng, phù hợp với hình dáng để vừa có thể bảo vệ, vừa giúp cây phát triển bình thường.

Ngoài ra, cây cũng được lắp tới 5 chiếc camera kết nối với 1 trung tâm kiểm soát ở ngay đầu đường với màn hình hiển thị hình ảnh theo dõi 24/24.

Ban đêm, sẽ có 2 nhân viên bảo vệ đi tuần dọc đoạn đường trồng cây dài khoảng 200m này. Đặc biệt, những cây sưa đỏ có giá trị cao được bố trí ngay phía trước trụ sở Công an Quận Cầu Giấy để đảm bảo an toàn.

Theo Ban quản lý dự án, sau khi hoàn tất việc thi công công trình, các cây sưa này sẽ được trồng tại vỉa hè của nút giao mở rộng, trở thành điểm nhấn về mỹ quan đô thị.

Cây sưa đỏ là loài cây quý nằm thuộc nhóm 1A trong sách đỏ Việt Nam và trên thị trường, theo một số nguồn tin, những cây gỗ quý này được định giá lên tới hàng tỷ đồng.

Sưa hay sưa Bắc Bộ, còn có tên là trắc thối, huê mộc vàng, huỳnh đàn, hoàng đàn, tên khoa học là Dalbergia tonkinensis Prain, là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu.

Có hai loài sưa chính là sưa trắng và sưa đỏ. Sưa trắng cho hoa đẹp, quả to, đốt không có mùi. Sưa đỏ trông gần giống sưa trắng, quả kết thành từng chùm, hoa màu vàng nhạt, lá so le. Sưa đỏ thuộc nhóm 1A trong sách đỏ Việt Nam, cấm khai thác mục đích thương mại.

 Ảnh: Báo Văn hóa.

 Ảnh: Báo Văn hóa.

Do bị các đối tượng săn lùng khắp nơi nên số lượng của chúng ngoài tự nhiên gần như tuyệt chủng. Vì vậy việc bảo vệ cây gỗ sưa tại Việt Nam đang là một việc rất đáng lo ngại.

Theo một số nguồn tin, sở dĩ gỗ sưa đỏ có giá trị cao bởi vân gỗ sưa đỏ được giới chuyên môn xếp vào hàng đệ nhất vân trong tất cả các loài gỗ tại Việt Nam. Vân gỗ sưa đỏ nổi lên thành từng lớp với thớ gỗ nhỏ, mìn, có màu hồng hoặc đỏ sẫm, thi thoảng có đan xen thớ gỗ màu đen. Khi đưa gỗ sưa đỏ ra ánh sáng ta sẽ thấy có óng ánh 7 màu.

Bền như gỗ trắc nhưng dẻo dai hơn, gỗ sưa đỏ có thể tồn tại hàng trăm năm dù ngâm nước, không mối mọt, không nứt rạn nhờ lớp tinh dầu bảo vệ. Vân sưa đỏ tạo hiệu ứng thị giác đẹp mắt, tính thẩm mỹ cao.

Minh Tuệ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Mặc “áo giáp sắt”, lắp camera bảo vệ hàng sưa đỏ quý hiếm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề