Thứ ba, 30/04/2024 00:03 (GMT+7)

Hà Nội: Quy hoạch nhà máy xi măng tại huyện Mỹ Đức không còn hiệu lực

MTĐT -  Thứ ba, 28/02/2023 10:16 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau gần 20 năm, Dự án Nhà máy xi măng An Phú nằm trên địa bàn huyện Mỹ Đức (TP Hà Nội) vừa chính thức khép lại vì quy hoạch nhà máy bị bãi bỏ, không còn hiệu lực.

Mới đây, cử tri TP Hà Nội có kiến nghị tới Quốc hội sau Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV với nội dung: “Đề nghị Bộ Xây dựng rà soát, thực hiện các thủ tục đưa dự án Nhà máy xi măng An Phú (hay còn được gọi với tên gọi khác là Nhà máy xi măng Mỹ Đức) trên địa bàn huyện Mỹ Đức ra khỏi danh sách đầu tư xây dựng nhà máy xi măng để chuyển đổi mục đích đầu tư dự án hoặc triển khai các dự án khác theo quy hoạch, tránh lãng phí đất”.

Trả lời về nội dung này, Bộ Xây dựng cho biết, trước khi Luật Quy hoạch có hiệu lực, việc đầu tư các dự án xi măng thực hiện theo Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt (Quy hoạch 1488).

Trong phụ lục I (Danh mục các dự án xi măng dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2011 – 2030) kèm theo Quy hoạch 1488, trên địa bàn huyện Mỹ Đức (TP Hà Nội) chỉ ghi nhận dự án nhà máy xi măng Mỹ Đức công suất thiết kế 1,6 triệu tấn/năm.

Thực hiện Luật Quy hoạch, tại Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ ngày 26/8/2019, ban hành danh mục các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ hết hiệu lực theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch, trong Phụ lục kèm theo đã bãi bỏ Quy hoạch 1488.

Hà Nội: Quy hoạch nhà máy xi măng tại huyện Mỹ Đức không còn hiệu lực - Tạp chí Kiến trúc Việt Nam
(Ảnh minh họa)

Như vậy, Quy hoạch 1488 không còn hiệu lực, việc đầu tư các dự án xi măng sẽ được thực hiện theo Luật Đầu tư, các quy định pháp luật có liên quan và nhu cầu thị trường.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng đã xây dựng và trình Thủ tướng ký Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18/8/2020 phê duyệt “Chiến lược phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021- 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”.

Trong đó đối với lĩnh vực xi măng xác định rõ mục tiêu là đảm bảo cân đối cung cầu xi măng, đầu tư nhà máy xi măng gắn liền với vùng nguyên liệu; sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, bảo vệ môi trường; đầu tư đồng bộ từ khâu chế biến nguyên liệu đến đầu tư hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện; đẩy mạnh đầu tư công nghệ sản xuất xi măng gắn với việc xử lý, sử dụng chất thải công nghiệp và rác thải làm nhiên liệu; khắc phục tình trạng ảnh hưởng đến môi trường; đồng thời áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng đem lại hiệu quả kinh tế và môi trường.

Tiếp thu kiến nghị của cử tri TP Hà Nội, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục rà soát các dự án đầu tư nhà máy xi măng; tăng cường kiểm tra công tác quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng tại địa phương.

Trước đó, ngày 10/12/2005, tại huyện Mỹ Đức, UBND tỉnh Hà Tây cũ và Tổng công ty Xây dựng Hà Nội đã tổ chức công bố Dự án Nhà máy Xi măng An Phú hay còn được gọi với tên gọi khác là Nhà máy xi măng Mỹ Đức.

Nhà máy có công suất 4.000 tấn clinker/ngày, được xây dựng trên diện tích 38,5 ha thuộc xã An Phú, huyện Mỹ Đức; vốn đầu tư trên 2.958 tỷ đồng; dự án thực hiện với hình thức Công ty cổ phần và do Công ty CP xi măng Mỹ Đức trực tiếp quản lý dự án. Các cổ đông gồm: Tổng Công ty xây dựng Hà Nội đơn vị giữ cổ phần chi phối, Công ty CP xi măng Sài Sơn, Công ty xây dựng Lũng Lô – Bộ Quốc phòng, Công ty TNHH Thung Lũng Vua và Công ty CP phát triển TN.

Nguồn vốn đầu tư gồm: Vốn điều lệ của Công ty CP xi măng Mỹ Đức 360 tỷ đồng và vốn vay của các ngân hàng trong và ngoài nước. Dự kiến, sẽ khởi công xây dựng nhà máy vào năm 2006.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Quy hoạch nhà máy xi măng tại huyện Mỹ Đức không còn hiệu lực. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Quang Tuyền/Kiến trúc Việt Nam

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đến một ngày
Đến một ngày rồi người sẽ quên ta//Tên của ta - người chẳng còn nhớ tới//Đoạn tương tư từng làm ta chới với///Sẽ vùi vào những ngày tháng chênh vênh
Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết.
Bài thơ: Thì hãy sống...
Thì cứ bình yên để mỗi ngày trôi đi thật nhẹ//Chiếc đồng hồ nhích từng giây từng giây, rất khẽ///Con chim sẻ ríu rít ngoài ban công//Heo may chở mùa thu qua sông///Cải ngồng hong nắng...