Chủ nhật, 28/04/2024 10:47 (GMT+7)

Hà Nội sẽ thu phí vào nội đô với những phương tiện nào?

MTĐT -  Thứ sáu, 09/11/2018 15:56 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Liên quan đến vấn đề thu phí phương tiện vào nội đô, mới đây trao đổi với báo chí, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện cho biết, không thu phí vào nội thành với xe máy mà chỉ thu phí với ô tô.

Việc thu phí phải đảm bảo tính khoa học và khả thi

Cụ thể, trao đổi với báo Tiền Phong, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, Hà Nội dự kiến sẽ không thu phí vào nội thành đối với xe máy. Bởi đến năm 2030, TP sẽ dừng xe máy từ vành đai 3 trở vào.

Về thu phí phương tiện vào nội đô, Hà Nội dự kiến thu phí với ô tô nhưng sẽ phân ra đối tượng có phạm vi mức độ khí thải gây ô nhiễm, phạm vi thu phí ở khu vực nào.

Theo Giám đốc Sở GTVT Hà Nội việc tổ chức thu phí phân theo vùng còn nhằm đảm bảo sự đi lại cho nhân dân bình thường trong nội đô mà còn kết nối với các tỉnh, thành lân cận.

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội khẳng định mục tiêu đề án thu phí phương tiện vào nội đô không phải tăng thu ngân sách, mà là biện pháp để người dân lựa chọn tuyến đường đi hợp lý nhất. Điều này vừa đảm bảo nhu cầu đi lại và yêu cầu tổ chức giao thông của Thành phố.

Về lộ trình, sau khi hoàn thiện đề án, năm 2019, TP Hà Nội sẽ trình HĐND thông qua và dự kiến đến cuối năm 2019 sẽ trình Chính phủ.

Hà Nội chỉ thu phí phương tiện với xe ô tô. Ảnh: Vietnam+.

Nói về các bước cụ thể để thực hiện đề án, trao đổi với báo ANTĐ, ông Viện cho biết, Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng 5 nội dung mà Đề án phải giải quyết. Trước hết là phạm vi và đối tượng thu phí; đây là vấn đề được nhân dân và dư luận quan tâm nhất. Hiện nay, chúng tôi vẫn đang nghiên cứu tỉ mỉ, thận trọng nội dung này.

Khi đã xác định được phạm vi, đối tượng thì phải phân vùng tổ chức, kết nối giao thông, đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

Đặc biệt, cần đảm bảo cho những người không muốn trả phí vẫn có đường, hướng đi thuận tiện tối đa. Ngoài ra, còn phải nghiên cứu phát triển các điểm giao thông tĩnh, phù hợp kết nối khi người dân chuyển đổi từ xe cá nhân sang phương tiện công cộng tại các khu vực thu phí.

Tiếp đó, phải nghiên cứu xác định mức thu phí là bao nhiêu để phù hợp với điều kiện của Hà Nội. Phương án sử dụng nguồn kinh phí từ việc thu phí sau này sẽ được sử dụng phục vụ cho công tác đảm bảo trật tự, ATGT, giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường…

Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cũng nhấn mạnh, việc thu phí phải đảm bảo tính khoa học, khả thi; Hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân trong vùng ảnh hưởng và cuối cùng, phải có những giải pháp khắc phục các khó khăn phát sinh trong qúa trình thu phí thực tế.

Nhiều tranh cãi trái chiều

Mới đây, Chính phủ đồng ý với các đề nghị của Bộ Tài chính về các nội dung mà Hà Nội đề xuất liên quan đến bổ sung phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực nội thành có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường cao.

Phó thủ tướng yêu cầu UBND TP. Hà Nội tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính để lập "Đề án thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới", trình Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội trước khi báo cáo Chính phủ theo đúng quy định của Luật phí và Lệ phí.

Sau khi được thông qua, một lần nữa đề án lại gây ra những tranh luận trái chiều. Trong đó, một số chuyên gia lo ngại rằng, đề án này có thể dẫn đến tình trạng phí chồng phí.

Trao đổi với VOV, PGS.TS Nguyễn Văn Thụ, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch và Quản lý GTVT đặt hàng loạt câu hỏi: “Thuế, phí phải xuất phát trên nền tảng pháp luật của Nhà nước. Vậy luật nào quy định cái này? Hà Nội thu cả giờ thông thường hay chỉ thu giờ cao điểm để chống ùn tắc? Hơn nữa, Hà Nội dựng barie hay sử dụng hệ thống thu phí điện tử?”

Còn theo chuyên gia giao thông, TS Nguyễn Xuân Thuỷ nhận định, việc đồng ý cho Hà Nội lập đề án thu phí phương tiện vào nội đô là quyết chưa hợp lý, gây khó khăn cho người dân.

Theo quan điểm của TS. Nguyễn Xuân Thuỷ, vấn đề của Hà Nội hiện nay là ùn tắc giao thông. Để giải quyết tình trạng này phải xét trên cả điều kiện cần và đủ.

Điều kiện cần ở đây là ùn tắc giao thông, song điều kiện đủ thì chưa có. Điều kiện đủ là các phương tiện giao thông công cộng phải đáp ứng được 50% nhu cầu đi lại của người dân.

Trong khi đó, TS. Lương Hoài Nam lại cho rằng, ông ủng hộ quan điểm của Hà Nội. Theo ông, Hà Nội sẽ từng bước thực hiện các giải pháp, cấm dần xe máy, phát triển giao thông công cộng phù hợp với lộ trình, từ đó, giúp giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội sẽ thu phí vào nội đô với những phương tiện nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mở rộng thêm 94 km2 tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Vào năm 2025, Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận sẽ mở rộng lên diện tích 305 km2, đồng thời dân số của thành phố dự kiến sẽ vượt qua con số 334.000 người, sau khi thực hiện quá trình sáp nhập một phần của huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc...

Tin mới

Khai trương phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy
Tuyến phố đi bộ, ẩm thực Bãi Cháy dài hơn 1km với hơn 100 ki ốt đa dạng chủng loại ngành hàng từ nhà hàng ẩm thực, đồ lưu niệm, đồ uống, ẩm thực đường phố... được trang trí bắt mắt nằm ngay trung tâm khu du lịch Bãi Cháy.
Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024
Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.
Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau