Thứ bảy, 27/04/2024 14:13 (GMT+7)

Hà Nội: Xã Hồng Vân, dùng phế thải san lấp

TL -  Thứ sáu, 16/09/2022 10:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cho đến nay, cả khu đầm 5000m2 đã bị san lấp gần hết. Điều đang nói, đủ các loại phế thải xây dựng, rác được chuyển từ các nơi về đây san lấp, nguy cơ ô nhiễm môi trường là hiện hữu.

Mới đây, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ban hành Chỉ thị số 13-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác quản lý đất đai và quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Theo đó, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng các dự án có sử dụng đất chậm triển khai, để hoang hóa, sử dụng sai mục đích. Quản lý chặt chẽ quỹ đất công, đất nông nghiệp, đất rừng, đất ngoài bãi sông, quỹ đất đối ứng BT để thanh toán cho các dự án này thay đổi hình thức đầu tư; không để xảy ra tình trạng mua bán, bao chiếm, chuyển mục đích sử dụng, xây dựng công trình trái pháp luật. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sai phạm trong việc quản lý, sử dụng đất; thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra đã ban hành.

Thời gian qua, việc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp để xây nhà để ở vẫn còn xuất hiện ở một số địa phương. Đáng chú ý, để tạo mặt bằng xây dựng, người dân đã ngang nhiên dùng cả phế thải để san lấp gây ảnh hưởng lớn đến môi trường.

Theo quy định, đất nông nghiệp là loại đất được Nhà nước giao cho người dân để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng,… Là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tài liệu lao động vừa là đối tượng lao động, đặc biệt không thể thay thế của ngành nông - lâm nghiệp.

Theo ghi nhận tại thôn xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, TP Hà Nội xuất hiện tình trạng san lấp trái phép, xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp. Đi trên đê Hữu Hồng đoạn qua địa phận xã Hồng Vân, PV có thể dễ dàng quan sát thấy căn nhà mái Thái, khang trang, được xây dựng trên đất nông nghiệp, công trình đang đi vào hoàn thiện. 

Ông Mai Văn Ngần, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Vân cho biết: Công trình trên của anh Ngọc, người dân địa phương. Ngày trước là cái lều, lúc đầu họ cũng chỉ xin cải tạo nhỏ nhưng sau đó lại xây như thế.

Mặc dù, công trình cách không xa trụ sở UBND xã Hồng Vân nhưng không hiểu sao vẫn để một công trình ngang nhiên xây dựng trên đất nông nghiệp như vậy? “Sẽ đập”- đó là khẳng định của ông Mai Văn Ngần khi PV hỏi phương án xử lý tiếp theo đối với công trình trên như thế nào.

tm-img-alt
“Sẽ đập” ông Mai Văn Ngần, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Vân nêu phương án xử lý công trình trên.

Ông Ngần cho biết thế, khi phát hiện ra việc xây dựng trái phép trên, UBND xã đã lập biên bản. Tuy nhiên, sau nhiều lần liên hệ lại để xin biên bản, PV vẫn chưa được cung cấp.

Cách công trình trên vài chục mét, cũng xuất hiện tình trạng người dân san gạt, đổ chạc, phế thải xây dựng trên khu đất nông nghiệp, xây tường bao quanh.  

tm-img-alt
Khu đất nông nghiệp đang san gạt, tường xây bao quanh…

Tương tự, tại đầm Thuận Vi, thôn Vân La, xã Hồng Vân. Khu đất rộng 5000m2, là đất công do UBND xã Hồng Vân quản lý, đang bị san lấp trái phép. Đầm được UBND xã cho cá nhân thuê theo từng năm một. Sự việc diễn ra từ giữa tháng 7/2022, “lúc đầu họ chỉ xin san một ít trồng cỏ Voi”, Phó Chủ tịch xã Mai Văn Ngần cho biết. Thế nhưng, cho đến nay, cả khu đầm 5000m2 đã bị san lấp gần hết. Điều đang nói, đủ các loại phế thải xây dựng, rác được chuyển từ các nơi về đây san lấp, nguy cơ ô nhiễm môi trường là hiện hữu. 

tm-img-alt
Nhiều phế thải xây dựng được chở từ nhiều nơi về đây san lấp…
tm-img-alt
Đầm Thuận Vi, thôn Vân La đang bị san lấp gần hết.

Hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định có thể coi là hành vi huỷ hoại đất như trong Khoản 25 Điều 3 Luật Đất đai 2013 nêu rõ. 

Như vậy, hành vi san lấp đất nông nghiệp - hủy hoại đất nông nghiệp thì sẽ bị xử phạt hành chính. Thậm chí, người có hành vi hủy hoại đất còn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

“Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho các quận, huyện, thị xã trong công tác quản lý đất đai gắn với cá thể hóa trách nhiệm của người đứng đầu cấp huyện, cấp xã và người được giao quản lý, cán bộ, công chức thực thi công vụ” đó là một trong những nội dung trong Chỉ thị số 13-CT/TU mà Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành trước đó.

Trước những dấu hiệu “buông lỏng” quản lý đất đai trên địa bàn xã Hồng Vân, trách nhiệm của người đứng đầu UBND xã như thế nào? Công trình vi phạm trên liệu có bị tháo dỡ, diện tích san lấp có được trả về hiện trạng ban đầu hay không? Câu hỏi xin dành cho lãnh đạo UBND huyện Thường Tín.

Môi trường và Đô thị Việt Nam tiếp tục thông tin./.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Xã Hồng Vân, dùng phế thải san lấp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gia Lai: Ngang nhiên xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp
Công trình nhà xưởng ngang nhiên xây dựng trên đất nông nghiệp của một hộ dân tại làng Đê Chơ Gang, xã Phú An, huyện Đak Pơ. Trước sự việc này, chính quyền địa phương đã đề nghị tháo dỡ nhưng hộ dân vẫn cố tình không chấp hành.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.

Tin mới

Bài thơ: Tháng Tư này
Tháng Tư này còn gì để nhớ mong//Khi tình đã úa màu theo năm tháng//Kỷ niệm cũ vùi sâu miền dĩ vãng///Gợi làm gì thêm đau xót lòng nhau
Bài thơ: Áo lính về quê
Thỉnh thoảng con về thăm nhà///Thích mặc áo lính để mà nhớ xưa///Mẹ già trông nắng đợi mưa///Đọc trang sách cũ vẫn chưa rách lề