Thứ năm, 02/05/2024 19:30 (GMT+7)

Hà Tĩnh: Cần kiểm tra mỏ đá 30-4 khu vực núi Rác hoạt động gây ô nhiễm môi trường

Quang Sáng -  Thứ bảy, 30/09/2023 22:07 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mỏ đá của Hợp tác xã 30-4 Cẩm Trung đóng trên địa bàn xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có nguy cơ làm thất thoát tài nguyên

Trong nhiều tháng vừa qua, tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam liên tục nhận được phản ánh của người dân về hoạt động khai thác vận chuyển gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường và có dấu hiệu của việc thất thoát tài nguyên khoáng sản tại mỏ đá khu vực núi Rác, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Để có thông tin khách quan và chính xác, phóng viên đã có mặt tại khu vực hoạt động của mỏ đá này để ghi nhận xác minh tình hình.

tm-img-alt
tm-img-alt
Hoạt động khai thác khoáng sản sản tại mỏ đá khu vực núi Rác có dấu hiệu của việc thất thoát tài nguyên

Được biết, mỏ đá 30-4 được cấp phép ngày 22 tháng 3 năm 2021 theo giấy phép khai thác khoáng sản số 1416/GP-UBND, cho phép Hợp tác xã 30-4 Cẩm Trung khai thác đá xây dựng bằng phương pháp lộ thiên. Diện tích khai thác 4,3ha; mức sâu khai thác +3m; trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác: 555.803m3; trữ lượng khai thác: 422.483m3; trữ lượng khoáng sản đi kèm (đất san lấp và đá không đạt tiêu chuẩn): 386.805 m3; công suất khai thác 100.000m3 nguyên khai/năm; thời hạn khai thác 8 năm  kể từ ngày ban hành Giấy phép.

Sau nhiều ngày có mặt và ghi nhận thực tế tại đây, phóng viên chứng kiến hàng loạt xe tải beeng lớn nhỏ nối đuôi nhau vận chuyển đất đá ra vào khu vực mỏ đá, cả một tuyến đường khoảng hơn 1km từ điểm mỏ ra tới QL1A đoạn gần cầu Sông Rác luôn trong tình trạng bị bao phủ bởi khói bụi ô nhiễm.

Từng đoàn xe chở đất đá cao vút, vượt thành thùng cả hàng chục xen-ti-mét nối đuôi nhau chạy ra hướng QL1A băng băng trên đường mà không vấp phải sự kiểm tra xử lý nào của lực lượng chức năng.

Điều đáng nói là dù lượng phương tiện ra vào liên tục như thế nhưng đơn vị mỏ này lại không có bất kỳ biện pháp giảm thiểu bụi bặm nào, không tiến hành tưới nước trên tuyến đường ra vào mỏ.

Xe chạy bụi khiến cho cơn (cây) bụi trắng, có mấy nhà ở đây phải bỏ đi vì bụi rồi, mỏ đá đường đi bụi rứa mà chả thấy khi nào tưới tắm chi cả, dân van la mà chủ mỏ bảo đường hắn mần hắn tự chạy mặc kệ hắn dân phải chịu. Nhiều khi bụi quá dân nói tưới nước choa với mà hắn (chủ mỏ) nói không tưới đường hắn mần xe hắn chạy- Ông Yến người dân sống gần tuyến đường ra vào mỏ tại làng Chân Sơn, xã Cẩm Trung bức xúc cho biết.

Trao đổi với ông Trần Quang Huy, chủ mỏ đá về những vấn đề người dân phản ánh trên thì ông cho biết: Thời gian qua mỏ vẫn cho tưới nước thường xuyên nắng lên là tưới, còn việc đổ đất đá xuống sông để mở rộng bãi xay đá là không có. Trong thời gian qua không đổ, chỉ hàng năm có đổ ít xe đá xuống là để chống sạt lở, riêng các phương tiện ra vào vận chuyển khoáng sản thì đều đi qua trạm cân vì nếu không qua trạm cân sao biết được khối lượng khoáng sản mà bán. (ông Huy khẳng định)

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
Hàng loạt xe tải beeng lớn nhỏ nối đuôi nhau vận chuyển đất đá ra vào khu vực mỏ đá, cả một tuyến đường khoảng hơn 1km từ điểm mỏ ra tới QL1A đoạn gần cầu sông Rác luôn trong tình trạng bị bao phủ bởi khói bụi ô nhiễm.

Tuy nhiên thực tế lại diễn ra trái ngược với lời vị chủ mỏ nói. Khi đi sát vào khu vực mỏ đập vào mắt PV là cả một khu vực bị những chiếc máy xúc cỡ lớn đào xới nham nhở, nhiều điểm máy đang khai thác lấy đất nhưng thay vì cắt tầng thì lại múc theo kiểu hàm ếch. Một lượng lớn đá ngay phía trên khu vực những chiếc máy xúc này và các phương tiện đang chờ lấy đất có thể bị đè sập bất cứ lúc nào. Có thể nói với phương pháp khai thác của đơn vị mỏ như thế này đang tiềm ẩn nguy cơ tai nạn lạo động bất kỳ lúc nào.

Chưa hết, trong quá trình tác nghiệp, PV còn bất ngờ hơn đối với mỏ đá này. Dù đã trang bị lắp đặt hệ thống trạm cân điện tử theo quy định, nhưng hầu như các phương tiện ra vào lấy đất đá đều không đi qua trạm cân. Tất cả các xe vào mỏ rồi di chuyển lên các điểm lấy khoáng sản sau khi ăn đầy ắp hàng thản nhiên đi ra ngoài mà không qua trạm cân để kiểm soát trọng lượng theo quy định đối với hoạt động mỏ.

Ngoài ra, đơn vị mỏ này còn dùng phương tiện xe, máy tiến hành san gạt đổ đất đá trực tiếp xuống lòng sông Rác, theo như người dân nói mục đích là mở rộng mặt bằng khu vực bãi xay đá, có dấu hiệu lấn chiếm lòng sông rác, làm thay đổi hiện trạng bờ sông và có nguy cơ làm thay đổi dòng chảy đặc biệt là khi mùa mưa lũ lượng nước đổ về hạ du rất lớn.

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
Mỏ đá này còn dùng phương tiện xe, máy tiến hành san gạt đổ đất đá trực tiếp xuống lòng sông Rác, mục đích là mở rộng mặt bằng khu vực bãi xay đá, có dấu hiệu lấn chiếm lòng sông, làm thay đổi hiện trạng bờ sông.

Việc mỏ đá của Hợp tác xã 30-4 Cẩm Trung đóng trên địa bàn xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh không tuân thủ các quy định của pháp luật về khoáng sản quy định tại Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản vậy câu hỏi đặt ra là việc Kiểm soát theo dõi, sổ sách, chứng từ, văn bản có liên quan để xác định sản lượng khai thác hàng năm (báo cáo nghiệm thu khối lượng mỏ; hóa đơn/phiếu xuất kho, phiếu cân; các hóa đơn chứng từ liên quan đến nộp thuế, phí cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, sẽ được tính toán như thế nào?!

Liên quan tới hoạt động của mỏ đá này, PV đã có buổi làm việc với ông Lê Ngọc Hà, Phó chủ tịch UBND huyện và ông Nguyễn Văn Toàn, Phó trưởng Phòng tài nguyên và môi trường huyện Cẩm Xuyên. Ông Toàn có biết:

Thứ nhất vấn đề ô nhiễm môi trường theo như bên Phòng tài nguyên và môi trường huyện nắm được thì đơn vị thường xuyên thuê người tưới nước, còn phản ánh của nhân dân thời gian qua về môi trường do hoạt động của mỏ đá, UBND huyện không nhận được thông tin phản ánh của người dân.

Thứ hai xe ra vào vận chuyển khoán sản không đi qua trạm cân UBND huyện cũng không nắm được và xin tiếp thu chỉ đạo kiểm tra.

Thứ ba đơn vị mỏ đá tiến hành san lấp mở rộng bãi xay đá, có dấu hiệu lấn chiếm lòng Sông Rác vấn đề này huyện cũng không nắm được và xin tiếp thu chỉ đạo kiểm tra.

Tại buổi làm việc, ông Lê Ngọc Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên đã ghi nhận và cảm ơn cơ quan báo chí đã thông tin, đồng thời sẽ có ý kiến chỉ đạo. Ông Hà cho biết thêm: Qua phản ánh của PV thì lãnh đạo huyện cũng nắm thêm thông tin để giao cho các cơ quan đơn vị địa phương liên quan để thực hiện đối với hoạt động của mỏ đảm bảo các quy định pháp luật, bên cạnh đó cũng cần chia sẻ với huyện thời gian qua tập trung cao điểm cho việc giải phóng mặt bằng cao tốc nên việc kiểm tra thực tế mỏ chưa có thời gian. Sắp tới tỉnh cùng với huyện kiểm tra nếu phát hiện sai phạm sẽ cho xử lý không có chuyện bao che hay gì hết.

Có thể thấy rằng công tác quản lý, giám sát việc khai thác, vận chuyển khoáng sản và hoạt động mỏ đá 30-4 của huyện Cẩm Xuyên đang tồn tại một số bất cập, thiếu sự giám sát kiểm tra thường xuyên. Đây là lỗ hổng dẫn tới nguy cơ thất thoát khoáng sản và thất thu thuế của nhà nước. Vì vậy cần sự chỉ đạo kiểm tra quyết liệt của các ban ngành liên quan tỉnh Hà Tĩnh để tránh tình trạng doanh nghiệp trục lợi trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản của nhà nước.

Môi trường và Đô thị sẽ tiếp tục thông tin.

Bạn đang đọc bài viết Hà Tĩnh: Cần kiểm tra mỏ đá 30-4 khu vực núi Rác hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Đội phản ứng nhanh về vệ sinh môi trường
Biệt danh ấy được anh em trong công ty gọi thân mật như đã nêu bật sự năng động, trách nhiệm trong công việc; có việc là lên đường bất kể thời tiết… của các thành viên Tổ xe 2 thuộc Chi nhánh Đống Đa, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội.